Hahalolo tự hào là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam tham dự Chương trình Đông Nam Á của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
Thúc đẩy quan hệ đối tác OECD và Đông Nam Á vì chuỗi cung ứng tự cường và bền vững
Chiều ngày 17/10, trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam đã phối hợp với Australia và OECD tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2022 với chủ đề “Kết nối khu vực: Thúc đẩy quan hệ đối tác hướng đến chuỗi cung ứng tự cường và bền vững” tại Thủ đô Hà Nội.
Diễn đàn là hoạt động quan trọng đầu tiên của Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025, là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động của OECD diễn ra tại Hà Nội từ ngày 17-21/10.
Diễn đàn tập trung đánh giá những thách thức và cơ hội đặt ra đối với chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, từ đó thống nhất các biện pháp tăng cường hợp tác giữa OECD và Đông Nam Á hướng tới chuỗi cung ứng tự cường và bền vững, nâng cao vai trò của Đông Nam Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thượng nghị sĩ Tim Ayres, đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và sản xuất Australia, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cùng hơn 250 đại biểu là các bộ trưởng, đại sứ, lãnh đạo các bộ, ngành từ các nước thành viên OECD và Đông Nam Á, đại diện lãnh đạo các tổ chức quốc tế, chuyên gia, học giả, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các quốc gia thành viên tham dự.
Diễn đàn kinh tế cao cấp Việt Nam – OECD năm 2022
18/10, tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn kinh tế cao cấp Việt Nam-OECD năm 2022. Đây là một trong những sự kiện nổi bật thuộc chuỗi các hoạt động của OECD từ ngày 17-21/10 trong khuôn khổ Việt Nam đảm nhiệm đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP) giai đoạn 2022-2025.
Tham dự trực tiếp và trực tuyến Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann, cùng hơn 150 đại biểu là Đại sứ, lãnh đạo các bộ, ngành từ các quốc gia thành viên OECD và Đông Nam Á, các tổ chức quốc tế, chuyên gia và đông đảo đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Diễn đàn tập trung thảo luận về các vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cả trong ngắn hạn và dài hạn, đối với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á như duy trì ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế, tăng cường hệ thống an sinh xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và thu hút FDI chất lượng cao.
Hahalolo- Dịch chuyển nguồn cung ứng là tiền đề của hội nhập kinh tế toàn cầu
Chiều 18/10, chương trình Toạ đàm chủ đề “Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu”, chương trình nằm trong các hoạt động bên lề thuộc khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2022.
Tại phiên 2 của Tọa đàm với chủ đề “Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu”, các diễn giả đã cùng thảo luận về những nhân tố cấu thành chuỗi cung ứng bền vững tiêu chuẩn toàn cầu: Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam.
Toạ đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam (ADB Việt Nam); ông Ngô Biên Cương, Giám đốc Sở Ngoại vụ Bắc Giang; Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam; Ông Lê Văn Thương, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu, Công ty Cổ phần mạng xã hội du lịch Hahalolo.
Chia sẻ về thực tế doanh nghiệp, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu Hahalolo Lê Văn Thương nhận định, đại dịch Covid-19 và tình hình thế giới biến động đã khiến chuỗi cung ứng dịch chuyển, tạo cơ hội và thách thức song hành đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Để đón đầu cơ hội này, Hahalolo – công ty tiên phong trong thương mại điện tử, đại lý du lịch đã xác định, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng.
Trong thời kỳ đại dịch, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thay đổi và tiến gần hơn đến mục tiêu chuyển đổi số.
Trong thời điểm này, theo ông Lê Văn Thương, Hahalolo nỗ lực đầu tư, hoàn thiện, cải tiến sản phẩm, tận dụng công nghệ để tối ưu hóa chi phí.
Bên cạnh đó, linh hoạt, đưa ra các giải pháp thông minh để liên kết với các doanh nghiệp đa ngành nghề. Đặc biệt, Hahalolo phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng chính phủ và địa phương để tìm điểm yếu, khắc phục khó khăn và cập nhật cơ chế pháp lý.
Chia sẻ về vấn đề làm thế nào để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới, ông Lê Văn Thương nhận thấy, doanh nghiệp cần cải thiện sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tích cực kết nối với các doanh nghiệp khác.
“Covid-19 và tình hình thế giới biến động cho thấy, chúng ta cần gần nhau hơn, cần kết nối nhiều hơn để đưa thương hiệu Việt ra biển lớn”.
Ông Thương cho biết thêm, ngay từ khi thành lập, chiến lược của Hahalolo là xây dựng sức mạnh nội tại, xây dựng nguồn nhân lực đủ giỏi để tạo ra các sản phẩm khác biệt, độc đáo, duy nhất.
Có như vậy, những sản phẩm này mới cạnh tranh được với các “ông lớn” thế giới.
Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa thực sự liên kết với nhau, vì vậy, thời gian tới, Hahalolo mong muốn có thể kết nối hệ sinh thái này, tạo sức mạnh để cùng vươn ra thế giới.
Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu Hahalolo nhấn mạnh: “Hahalolo muốn tạo một đại dương xanh, trong đó, tất cả những con cá cùng nhau sinh sống”.
Hahalolo Team