Hội Quán Phúc Kiến còn có tên gọi khác là chùa Ông Thất Phủ Miếu hay Vĩnh An Cung. Đây là ngôi cổ tự có kiến trúc đậm chất Trung Hoa và nét chấm phá đặc biệt cho du lịch tâm linh ở Vĩnh Long. Các bạn sẽ phải ngỡ ngàng bởi ngôi chùa “lạ” này đấy. Cùng Hahalolo tìm hiểu nhé !
Nhắc đến Vĩnh Long không chỉ nhớ đến khu sông nước miệt vườn như Cù lao An Bình, khu du lịch sinh thái Vinh Sang, chợ nổi Trà Ôn…vô cùng hấp dẫn mà mảnh đất Vĩnh Long còn đặc trưng với du lịch tâm linh theo đó là những ngôi chùa miếu cổ kính, linh thiêng và vô cùng thanh tịnh thích hợp cho những du khách hoặc phật tử tới đây. Trong đó không thể không nhắc đến Chùa Ông Thất Phủ miếu, một trong những công trình của người gốc Hoa nổi tiếng phương Nam.
Hội Quán Phúc Kiến còn có tên gọi khác là Chùa Ông Thất Phủ Miếu, hay Vĩnh An Cung tọa lạc ở số 22, đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 5, thành phố Vĩnh Long. Người dân nơi đây thường hay gọi thân mật hơn là “chùa Ông” nhưng đúng ra tên chính thức chính là Thất Phủ Miếu vì có tổng cộng 7 phủ của người gốc Hoa đang xuất hiện tại đây là: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) trực thuộc các tỉnh Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông.
Chùa Ông Thất Phủ Miếu tại Vĩnh Long xuất hiện từ thời Nguyễn. Dựa vào những ghi chép lịch sử của người xưa, tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên sang nước ta lánh nạn. Nhà Nguyễn thời ấy cho phép họ lập hội Thất Phủ, hiểu nôm na giống như những hội đồng hương hiện nay nhưng họ thường sống chung với nhau. Do địa hình thuận lợi đường thủy lẫn đường bộ nên người Hoa chọn nơi này đặt Hội quán giao tiếp và sinh sống.
Đến thời Pháp, người Hoa tới đây sinh sống làm ăn ngày càng đông nên việc tái thiết miếu Thất Phủ cũ lấy tên mới là “Vĩnh An cung” để làm Hội quán mới của bang là một điều cần thiết đã được thực hiện, Như vậy chùa Ông hiện nay chỉ thuộc bang của người Trung Hoa Phúc Kiến. Đây là công trình tâm linh mang âm hưởng của văn hóa Trung Hoa đặc biệt là những tỉnh miền nam với sự tham gia của nhiều nghệ nhân và nhà xây dựng.
Có thể nói chùa Ông hiện nay chỉ thuộc bang của người Trung Hoa Phúc Kiến. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách miền Hoa Nam Trung Quốc, thịnh hành vào thế kỷ 19 trở về trước. Công trình được thực hiện bởi nhóm thợ tài hoa từ Phúc Kiến sang thi công từ năm 1892 đến 1909, đứng đầu là công trình sư Hà Tạo và nhiều nhóm nghệ nhân cùng nhân công địa phương ở làng Tân Giai, Tân Nhơn…
Kiến trúc Miếu Thất Phủ được xây dựng theo “nội công ngoại quốc”. Phía trước là Tiên Đường, phía sau là phần chính điện và hai bên là Đông Sương và Tây Sương. Diện tích khá rộng rãi được bao bọc bởi những tường gạch đỏ mang âm hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy các khu vực chính nằm xa nhau nhưng có thể thông hành qua lại nhờ các nhà nối, gọi là “hà cầu” là những cây cầu bắc qua ao sen.
Bên trên mái Thất Phủ Miếu lợp ngói âm dương, được phong tô kỹ lưỡng. Châm mái ngói được viền bằng những lớp gạch màu xanh vô cùng đặc biệt. Các rìa mái uốn cong trạm trổ rồng phương vô cùng thú vị. Miếu Thất Phủ xây dựng theo kiểu cung đình, có năm cửa cái. Các vách cửa thì đều được sơn những vị thần giữ cửa trông coi nơi này. Mặt tiền, cửa vào là ba khuôn cửa lớn, hai bên vuông góc là hai khuôn cửa hẹp hơn. Những họa tiết được trang trí chủ yếu bằng xanh sứ hay các lọai đá xanh, nằm hai bên từ phía ngoài cổng đi vào đã cảm nhận được sự cân đối khi bạn thăm quan nơi đây.
Miếu Thất Phủ xây dựng theo kiểu cung đình, có năm cửa cái. Trên các vách cửa cái đều có vẽ hình các vị thần giữ cửa. Mặt tiền, cửa vào là ba khuôn cửa lớn, hai bên vuông góc là hai khuôn cửa hẹp hơn. Hình ảnh trang trí đấp nổi bằng sành, sứ, các mảnh chén kiểu bên ngoài, nằm hai bên, phía ngoài cửa chính từ ngoài cổng nhìn vào đã thấy thẩm mỹ hài hòa và cân đối.
Trong miếu có ba bàn thờ chính, bàn thờ giữa là khánh thờ Quan Thánh Đế Quân, Quan Bình Thái Tử, Châu Xương Tướng quân. Khánh thờ bên tả thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khánh thờ bên hữu thờ Phước Đức Chánh Thần. Trong vách không có tượng ngựa xích thố và Mã đầu Tướng quân của Quan Công. Tất cả những chi tiết bên trong chùa Ông từ cột, bảng, xiên, trính, các con kê đều được làm một cách tỉ mỉ, công phu bởi gỗ tốt, trạm trổ đẹp và sơn son thếp vàng, giàu bản sắc Trung Hoa.
Ngoài ra còn có bàn thờ Phật Quan Âm, Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Di Lặc, Hộ pháp Long Thần… nhưng mang tính chất tín ngưỡng dân gian. Các tượng thờ kể trên đa số bằng gỗ, có một số bằng đồng, gốm sứ. Đáng chú ý là trong các hiện vật còn lưu giữ có một bức hoành khắc bốn chữ “Quan Thánh Phu Tử” được đem đi triển lãm ở hội chợ các nước thuộc địa tại Marseille (Pháp) năm 1922 đạt được Huy chương đồng.
Vào những ngày vía Phước Đức Chánh Thần, tam Nguyên, Tứ Quý; đặc biệt nhất là ngày vía Ông (13 tháng Giêng và 13 tháng 5), ngày Tất niên (15 tháng 12) bạn có thể tới đây chiêm bái và tha hồ checkin chụp hình cùng với công trình “nghệ thuật” đậm chất Trung Hoa này nhé.
Địa chỉ: số 22, đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 5, thành phố Vĩnh Long |
Với những giá trị của mình, Hội Quán Phúc Kiến của Vĩnh Long đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia ngày 25/01/1994 trở thành điểm đến văn hóa lịch sử, nghệ thuật đáng chú ý mà du khách không thể không ghé khi về Vĩnh Long.
Xem thêm nhiều bài review và chia sẻ kinh nghiệm du lịch trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch của Việt Nam TẠI ĐÂY. |
Hahalolo tổng hợp