Hơn 50% nhân lực ngành du lịch thiếu kỹ năng, nghiệm vụ nghề nghiệp

%Hahalolo tin tức%

Hơn 50% lao động nghề du lịch thiếu kỹ năng,nghiệp vụ dẫn đến hiện trạng tất yếu là chất lượng lao động trong nhóm này không đáp ứng được yêu cầu của nghề.

Tại hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch Việt Nam” diễn ra ngày 6/10. Báo cáo tại hội thảo chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2015 – 2019 chỉ có 45% lao động nghề du lịch tại Việt Nam đã qua đào tạo. 55% lao động còn lại thiếu kỹ năng, nghiệp vụ dẫn đến hiện trạng tất yếu là chất lượng lao động trong nhóm này không đáp ứng được yêu cầu của nghề. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao trong doanh nghiệp du lịch.

Ngoài kiến thức, kỹ năng về nghề, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học đối với đối tượng lao động nghề còn rất hạn chế. Nhiều lao động chưa được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, tinh thần, thái độ phục vụ…

TS. Nguyễn Anh Tuấn cho hay, để giải quyết những vấn đề trên có 4 định hướng, giải pháp cần thực hiện như: Hoàn thiện hệ thống chuẩn kỹ năng nghề, các bộ công cụ liên quan; Triển khai thành lập hệ thống các trung tập đánh giá kỹ năng nghề và đội ngũ thẩm định viên; Thành lập các Hội đồng ngành du lịch và Hội đồng chứng chỉ quốc gia lĩnh vực du lịch; Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch quốc gia.

Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam”. Ảnh: Tổ quốc

Để giải bài toán nhân lực cho ngành Du lịch, TS. Nguyễn Văn Lưu (Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Du lịch) cho rằng cần liên kết “3 nhà” gồm Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp.

Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách để hình thành môi trường thuận lợi, tăng cường các yếu tố động lực và giảm bớt các yếu tố ràn cản cho sự phát triển liên kết dạy nghề du lịch.

Nhà trường đầu tư nâng cao năng lực dạy nghề du lịch như đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị dạy và học hiện đại, đáp ứng yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành; đổi mới, phát triển chương trình giáo dục và giáo trình các môn học, mô đun dựa trên năng lực và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo.

Nhà doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện, bồi dưỡng du lịch về mọi mặt (hướng nghiệp, cấp học bổng, tạo nơi thực tập, đặt hàng đào tạo…) đồng thời bố trí và sử dụng các tốt nghiệp sinh, thực hiện đãi ngộ, trả lương, bảo hiểm xã hội cho nguồn nhân lực du lịch.

Ngoài ra, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng nên ứng dụng công nghệ hiện đại vào nâng cao chất lượng nhân lực du lịch.

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version