Được mệnh danh là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, uy nghiêm và hài hòa. Lăng Tự Đức là nét chấm phá đặc biệt làm nên nét đẹp quyến rũ cho xứ Huế. Xứng đáng là điểm đến hấp dẫn khi đến Huế. Lăng Tự Đức được xây dựng dưới triều đại nhà Nguyễn với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình. Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả cung đình.
Sẽ thật thiếu sót nếu bạn đặt chân đến miền đất Cố đô mà không ghé thăm lăng Tự Đức. Quần thể này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trở thành di tích lịch sử đầu tiên của Việt Nam góp mặt vào bảo tàng số hóa 3D của Google Arts & Culture vừa qua.
1. Vị trí tọa lạc của lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức được xây dựng trên mảnh đất thanh bình, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, xã Thủy Biều, nay thuộc thôn Thủy Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm bên cạnh đồi Cảnh Vọng thơ mộng. Đây là một điểm đến hấp dẫn khách bậc nhất trong số các khu lăng tẩm của vua chúa ở Cố đô Huế.
2. Lịch sử hình thành lăng Tự Đức Huế
Với 36 năm trị vì (từ 1847 – 1883), vua Tự Đức là vị vua trị vì lâu nhất so với 13 vị hoàng đế nhà Nguyễn. Vốn là một người giỏi thi phú, có trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho học. Ông đã cho xây dựng khu lăng tẩm này như một tiêu cung thứ hai để tiêu sầu cũng như phòng sự ra đi bất chợt. Khi bắt đầu xây dựng, Hoàng đế gọi là xây dựng Vạn Niên Cơ, và sau đó đổi tên thành Khiêm Cung. Cuối cùng, nó được gọi là Khiêm Lăng sau khi Hoàng đế qua đời.
Tháng 12 năm 1864, công trình được chính thức khởi công xây dựng, dưới sự góp công của hơn 6000 lính và thợ tập hợp lại để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ.
3. Cấu trúc đặc biệt của lăng Tự Đức Huế
Toàn cảnh lăng Tự Đức tựa như là một công viên lớn với cách bày trí nhiều cây xanh, các công trình phụ được sắp xếp hài hòa. Và ở đây, khi tham quan du khách có thể nghe tiếng nước róc rách, sự xào xạc của đồi thông, và của tất cả các loài chim ca hát, thanh bình.
Lăng gồm hai phần chính: tẩm điện và lăng mộ, được bố trí song song với nhau. Bước qua khỏi Khiêm Cung Môn là cửa tam quan hai tầng. Tại đây, du khách sẽ được chứng kiến những công trình kiến trúc đẹp mắt nằm trong khuôn viên của lăng. Bước lên những bậc cấp bằng đá, Khiêm Cung Môn hiện lên như một thế đối đẹp mắt với hồ Linh Khiêm. Bên cạnh đó, còn bố trí nhiều đảo nhỏ trồng hoa nuôi thú tạo nên một quốc đảo nhỏ sinh động . Cảnh sắc nơi này tựa như một bức tranh cổ điển đầy màu sắc với những cây cầu bắc qua hồ nhỏ, với những công trình đáng chiêm ngưỡng. Bối cảnh lăng Tự Đức Huế không khó để bạn có được những bức hình “sống ảo” đậm chất cổ trang.
Đặc biệt, yếu tố làm nổi bật cho lăng Tự Đức là sự hài hòa của các đường viền. Không có đường thẳng, kiến trúc góc cạnh như những lăng khác.
Sự sáng tạo ở đây hài hòa với cảnh quan thiên nhiên tạo ra khung cảnh thơ mộng và tuyệt đẹp. Như một sự quyến rũ của thiên đường, du khách sẽ dễ dàng quên rằng đó là nơi an nghỉ của người đã chết, nhưng lạc vào một mê cung của vua chúa.
Địa chỉ: thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử và thời gian, lăng Tự Đức vẫn sừng sững ở đó như một minh chứng cho công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật xây dựng lăng mộ của triều Nguyễn. Và sẽ mãi mãi tồn tại như một tài sản quý báu của dân tộc. Ngôi mộ xứng đáng là một trong những điểm ấn tượng nhất và đưa Huế trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong lòng nhiều bạn bè quốc tế.
Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY.
Nguồn ảnh: Vy Ngân
Hahalolo Tổng hợp