Kinh nghiệm du lịch Huế – Về vùng đất Kinh Kỳ mới

%Hahalolo tin tức%

Đi dọc khắp các tỉnh thành của Việt Nam mỗi một nơi đều có những đặc trưng riêng biệt góp phần cùng nhau tạo nên mảnh đất hình chữ S Việt Nam. Riêng với miền Trung gió nắng, với lợi thế về vị trí có đường bờ biển dài, thiên nhiên tươi đẹp và con người thân thiện hiếu khách, đang là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch của cả nước. Trong đó, đặc biệt kể đến chính là Huế, một thành phố không chỉ hội tụ đủ các tiềm năng lợi thế kể trên mà còn là một vùng đất Kinh Kỳ đầy thú vị với những dấu ấn của một Triều đại vàng son song hành bên cạnh nhịp sống hiện đại. Để khám phá và trải nghiệm được điều thú vị đó thì còn chần chờ gì mà không đến Huế nhỉ?

huế vùng đất kinh kỳ ngày xưa đặt bên cạnh nhịp sống hiện đại (Ảnh: tourismdanang)

1. Giới thiệu chung về Huế

Huế là thành phố nằm ven biển, thuộc miền Trung nằm giữa hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Hai tỉnh láng giềng của Huế là Quảng Trị và Đà Nẵng. Đèo Hải Vân nối liền Huế với Đà Nẵng được phân tách bởi dãy Bạch Mã nên thời tiết giữa hai tỉnh thường khác biệt.

Huế mang bản chất của một vùng đất Cố đô, là nơi ngự trị của 13 vị vua triều Nguyễn và cũng chính là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Nên thế đất, khí trời ở đây đều rất linh thiêng, lại thêm những nét đẹp đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng, chỉ cần nhìn quang cảnh hít khí trời người ta cũng có thể biết ngay là đang ở Huế. Ở Huế có hàng trăm các di tích hiện nay vẫn còn giữ được những hình dạng vốn có, nên nghiễn nhiên Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quý giá vào tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới.

vẻ đẹp thanh bình của Huế (ảnh internet)

Vậy thì còn chần chờ gì nữa, mời bạn cùng Hahalolo tìm hiểu về mảnh đất Thừa Thiên Huế đầy thú vị với vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử độc đáo và tất tần tật về cách thức di chuyển, kinh nghiệm du lịch, kinh nghiệm ăn, ở, đi lại,… ở mảnh đất này nào!

2. Nên đi du lịch Huế vào thời điểm nào

ảnh: trường bùi

Nếu bạn là người đam mê khám phá và không ngại khó, thì thật sự, ở Huế mùa nào cũng sẽ có những nét riêng mà bạn có thể yêu thích thậm chí là mê mẩn với vùng đất này.

Nhưng nếu bạn muốn có những trải nghiệm suôn sẻ và thú vị nhất, thì có thể tham khảo các mùa ở Huế như sau: Mùa hạ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, đặc trưng là thời tiết nóng bức, nhiệt độ tăng cao có khi lên tới 40 độ C. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng giêng, mưa nhiều thường có bão lụt, mùa đông trời cũng lạnh, có khi nhiệt độ thấp nhất là 9 độ C. Mùa xuân từ tháng Giêng đến hết tháng 3 khí hậu tương đối mát mẻ. Khoảng thời gian mùa thu từ tháng 9 đến hết tháng 11, được xem là thời điểm lí tưởng đi du lịch Huế. Lúc này thời tiết ôn hòa, không quá nóng và chưa lạnh, khí hậu mát mẻ thuận tiện cho việc tham quan, du lịch khi tới Huế

3. Hướng dẫn đi tới Huế 

3.1 Máy bay

Tùy thuộc vào vị trí khởi hành của các bạn và túi tiền để lựa chọn chuyến bay cũng như giá vé phù hợp để đến với Huế. Khi đáp đến Huế, các bạn sẽ đang ở tại Sân bay Phú Bài, nơi cách trung tâm Tp Huế khoảng 40km, các bạn có thể sử dụng dịch vụ xe buýt đưa khách từ sân bay về trung tâm thành phố với giá vé khoảng 50k/1 người, hoặc có thể gọi taxi với giá giao động từ 100k – 150k/ chuyến về Trung tâm thành phố.

3.2 Tàu hỏa

Là phương tiện được ưa chuộng vì Huế nằm ở vị trí Trung tâm của tuyến đường sắc Bắc Nam, nên khá thuận tiện khi có thể bắt tàu từ các Ga địa phương để đến với Ga Huế, đến Ga Huế thì bạn chỉ cần di chuyển đến các địa điểm dừng chân các bạn đã đặt sẵn, vị Ga Huế cũng đã thuộc trung tâm thành phố.

Ga Huế (ảnh: danangvn)

Từ hai đầu ga Hà Nội và Sài Gòn hàng ngày đều có 5 chuyến tàu Thống Nhất khởi hành đi Huế theo bảng giờ tàu như dưới đây, tùy vào kế hoạch riêng mà các bạn chọn giờ tàu cho phù hợp.

3.3. Xe khách

Tương tự các bạn có thể bắt xe từ các tỉnh thành đến Huế, có hai bến xe miền Nam và miền Bắc là nơi đáp của các bạn, từ đó có nhiều xe thồ, taxi, grap, đậu sẵn để chở các bạn đến vị trí mong muốn.

3.4 Phương tiện đi lại tại Huế

  • Xích lô

Là đặc trưng không thể thiếu khi đến Huế nếu bạn muốn rong ruổi trên các tuyến đường rợp cây xanh của Huế, vivu qua mấy nhịp Tràng Tiền, cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng và vô cùng bình yên nơi đây. Hiện có các dịch vụ xích lô riêng lẻ và theo lữ đoàn, nên các bạn có thể an tâm là ở đâu cũng có thể dễ dàng bắt xích lô nhé!

Xích lô – phương tiên di chuyển mang nét văn hóa đặc trưng ở huế (ẢNH: BÁO NHÂN DÂN)
  •  Xe đạp/Xe máy

Xe đạp/ xe máy là phương tiện giúp các bạn di chuyển dễ dàng nhất khi đến với Huế, đặc biệt ở Huế có nhiều địa điểm cho các bạn thuê xe dễ dàng như:  ở đường Hùng Vương, quãng đường từ cầu Trường Tiền đến ngã 4 Hùng Vương giao với Nguyễn Tri Phương. Khu vực thứ 2 là đường Lê Lợi, khu phố Tây đối diện khách sạn Hương Giang, các đường như Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An đều có cho thuê xe, với giá giao động từ 100 – 200k/chiếc, tùy thuộc vào số ngày, và loại xe mà bạn muốn thuê.4 Lưu trú tại Huế

4. Lưu trú tại Huế

4.1 Khách sạn tại Huế

Ở Huế hiện nay có khá nhiều Khách sạn và địa điểm lưu trú cho các bạn thoải mái lựa chọn, thường không có tình trạng cháy phòng dù là vào mùa du lịch cao điểm. Vì vậy mà các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và thuê cho mình một loại phòng ưng ý và thích hợp với sở thích nhu cầu của mình.

Các bạn có thể thao khảo một số khách sạn sau đây theo Hahalolo gợi ý:

Khách sạn 2 sao:

Jade Hotel
Địa chỉ: 43A Hùng Vương, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 090 593 11 19’

Sunny A Hotel
Địa chỉ: 17/34 Nguyễn Tri Phương, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 097 349 44 33

Canary Boutique Hotel
Địa chỉ: 43/8 Nguyễn Công Trứ, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3936 447

Hue Nino Hotel
Địa chỉ: 14 Nguyễn Công Trứ, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3822 064

Khách sạn 3 sao:

Orchid Hotel
Địa chỉ: 30 Chu Văn An, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3831 177

Rosaleen Boutique Hotel
Địa chỉ: 36 Chu Văn An, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3946 555

 Beaulieu Boutique Hotel
Địa chỉ: 15 Phạm Ngũ Lão, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 090 198 14 44

Khách sạn Alba
Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Cừ, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3839 998

Khách sạn Du lịch công đoàn Sông Hương
Địa chỉ: 79 Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3823 675

Khách sạn 4,5 sao:

Khách Sạn Saigon Morin
Địa chỉ: 30 Lê Lợi, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3823 526

Moonlight Hotel Hue
Địa chỉ: 20 Phạm Ngũ Lão, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3979 79

Hương Giang Resort & Spa
Địa chỉ: 51 Lê Lợi, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3822 122

Khách sạn Xanh
Địa chỉ: 2 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 2220 555

Gold Hotel
Địa chỉ: 28 Bà Triệu, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 094 761 55 99

4.2 Homestay tại Huế

Các Homestay tại Huế cũng khá đa dạng phong phú với nhiều phong cách và nhiều view khác nhau, nên các bạn có thể tham khảo vị trí mình mong muốn, giá cả, phong cách, loại phòng phù hợp và lựa chọn nhé!

Dưới đây là những gợi ý của Hahalolo

Lucky Homestay
Địa chỉ: 46 Trần Cao Vân, Tổ 9, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 096 699 57 32

New Life Homestay
Địa chỉ: 35/10 Chu Văn An, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 093 506 85 47

Hue Family Boutique Homestay
Địa chỉ: 120 Lê Lợi, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3813 989

 Branchiee Homestay
Địa chỉ: 9 Kiệt 42 Lê Huân, Thuận Hoà, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 093 248 20 47

5.  Danh lam Thắng cảnh ở Huế

Huế – vùng đất kinh đô nằm giữa dải đồng bằng duyên hải miền Trung cần mẫn – từ lâu đã thu hút khách du lịch tứ phương nhờ vẻ đẹp bình dị mà không kém phần cổ kính. Sẽ thật dễ nhận ra nét đặc trưng đó nếu bạn đã từng đến thăm các danh lam thắng cảnh tại đây. Du lịch Huế các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử có giá trị cao nằm trong Quần thể di tích Cố Đô Huế như Kinh Thành Huế, Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Trường Quốc Học…  Và cả những điểm du lịch tự nhiên, các đền đài, chùa miếu, nhà vườn,… chắc hẳn bạn sẽ ngợp bởi khám phá mãi mà chẳng thấy hết. Cùng xem những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Huế nhé!

ảnh: TRƯỜNG BÙI

5.1 Hoàng Thành Huế

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn.

ảnh: yumi.kuti

Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hòa, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; và Tử Cấm thành – nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Ngày nay thì khi đến Huế người ta thường nghĩ ngay đến việc vào Đại Nội tham quan các cấu trúc độc đáo và tận mắt quan sát những thứ mà chưa bao giờ mắt được thấy, đặc biệt nhất là ngai vàng của vua còn giữ lại hiện đặt ở Điện Thái Hòa.

5.2.  Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế

Địa chỉ: Số 3, đường Lê Trực, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế (năm 1923), với tên gọi đầu tiên là Musée Khải Định. Sau đó Bảo tàng này nhiều lần được đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (1947) Viện Bảo tàng Huế (1958), Nhà trưng bày Cổ vật (1979), Bảo tàng Cổ vật Huế (1992), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (1992).

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (ảnh: yongvn)

Khuôn viên của Bảo tàng rộng 6.330m2, tòa nhà chính ở giữa diện tích 1.185m2 và một số nhà phụ dùng làm các kho tàng trữ cổ vật và sân vườn.

5.3.  Cầu Trường Tiền, Sông Hương

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Trải qua bao thăng trầm lịch sử thì cây cầu vẫn là nơi lưu giữ lại những dấu ấn của con người Huế, là biểu tượng của vùng đất kinh kỳ. Đi vào thơ văn của biết bao nhà thơ nhà văn yêu Huế và tất nhiên trở thành địa điểm tìm đến lí tưởng của các bạn trẻ trong các lần đến thăm Huế.  Cây cầu Trường Tiền bắt qua dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, khiến bao lữ khách đến là chân không muốn về. Sông Hương và cầu Tràng Tiền tồn tại giữa đất Huế, đã trở thành một phần của mảnh đất này khiến cho Huế đẹp, Huế thơ đến vô cùng, còn cái thơ ở trong mỗi con người sẽ có mỗi cảm nhận khác nên mời bạn đến Huế nhé!

ảnh: rotlaca_1994film

5.4. Cầu Gỗ Lim và Phố Tây

Câu cầu gỗ lim trên sông Hương dài 400m, rộng 4m chạy dọc bờ sông, kéo dài từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu – đoạn gần cầu Tràng Tiền, qua cầu Phú Xuân và kết thúc ở công viên Lý Tự Trọng đang là địa điểm tham quan và checkin được người dân Huế và các bạn trẻ đến với Huế. Đến đây các bạn có thể thoải mái đi dạo, ngắm cầu Tràng Tiền, đôi bờ song Hương, Kỳ Đài Huế và cả những con người Huế đáng mến nữa. Tối tối thì có thể vừa dạo vừa lang thang thưởng thức đủ thứ ẩm thực Huế ngon đến nao lòng.

ảnh: nininana225

Vừa hay thì các bạn cũng có thể tiếp tục dạo qua “con phố không ngủ’ ở Huế, hay còn gọi là Phố Tây, Ở đây các bạn có thể xem nhiều hoạt động ca hát từ các CLB trẻ ở Huế, nhâm nhi chai bia ngắm dòng người đi dạo, đến tận sáng mà vẫn không biết chán.

5.5 Hệ thống Lăng tẩm ở Huế

5.5.1 Lăng Gia Long

Là một điểm du lịch Huế khá xa thành phố, lăng nằm cách trung tâm kinh thành khoảng 20 km về phía Tây, thuộc thôn Định Môn, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà.Lăng tọa lạc trên ngọn đồi cao nhất trong số 42 ngọn đồi lớn nhỏ của vùng núi Thiên Thọ phủ đầy những đồi thông xanh mát. Hồ sen bao bọc len chảy qua những công trình lăng, sắc hồng của những cánh sen sẽ rực rỡ khi vào mùa, hương sen sẽ lan tỏa cả khắp núi đồi. Xa xa là những đàn trâu, đàn cò như đang quấn quýt nhau làm bạn. Những con đường khúc khuỷu uốn lượn, quanh năm thơm mùi cỏ non và rợp bóng thông xanh.

ảnh: maiiiiiiiiiiiiiiii

Đến với lăng Gia Long, khách sẽ thấy kiến trúc và bố cục đơn giản, ít ra là đơn giản so với vị thế của ông vua có công mang lại hình dáng chữ S đầy tự hào cho dân Việt.

5.5.2 Lăng Minh Mạng

ảnh: duong_tuan

Lăng Minh Mạng sở hữu trong mình một vị trí đắc địa và thuận lợi vô cùng. Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, đây là nơi giao thoa nữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ. Lăng Minh Mạng là một trong những lăng tẩm được đánh giá là uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn.  Vẻ đẹp của lăng Minh Mạng Huế là sự kết hợp của màu sắc cổ điển, truyền thống, đậm chất Nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạn và chất thơ ca.

5.5.3 Lăng Thiệu Trị

Nằm tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Lăng Thiệu Trị là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.

ảnh: anh.miu

Lăng Thiệu Trị dựa lưng vào chân núi Thuận Đạo, gần trước mặt lăng là một vùng đất bằng phẳng cỏ cây xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương đến tận cầu Lim đã tạo cho khu lăng mô của nhà vua một vẻ trầm mặc mà thanh thoát, khiêm tốn ẩn mình giữa chốn núi đồi rộng lớn dưới bầu trời bao la.
Lăng Thiệu Trị mát mẻ và yên tĩnh, cảnh quan hài hòa với thiên nhiên, là một địa điểm du lịch tham quan thích hợp cho du khách khi có dịp đến Huế.

5.5.4 Lăng Tự Đức

Được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy!

ảnh: sưu tầm

Lăng Tự Đức được xây dựng thể hiện rõ nét con người của nhà vua thời nhà Nguyễn: có sự uy nghiêm, uy quyền nhưng không kém phần nhẹ nhàng, thanh thoát, đầy chất văn thơ, nghệ sĩ. Những đầm sen bát ngát, những cây cầu nhỏ nhỏ bắc qua hồ, những khu đến chùa miếu mạo ngập mùi khói hương nghi ngút,… chắc chắc sẽ khiến cho khách du lịch có một chuyến đi không thể nào quên!

5.5.5.  Lăng Khải Định

ảnh: 02.thag2

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Đây là hệ thống lăng mộ nổi tiếng bậc nhất, đi vào những thước phim ảnh và là  1 trong 3 lăng tẩm được nhiều khách du lịch yêu thích nhất. Được mệnh danh là vị vua tân thời nhất nên Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách tham quan, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…

5.6.  Nhà vườn Huế

Huế không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên mơ mộng hữu tình mà còn đặc biệt hấp dẫn với chiều sâu của vẻ đẹp văn hóa tinh thần kết đọng nhuần nhị nơi mỗi nét kiến trúc. Cùng với các lăng tẩm trầm mặc. Hoàng thành cổ kính, những ngôi nhà vườn êm ả thanh bình ở đây làm nên “thành phố nhà vườn” Huế.

Được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc-Nam. Xung quanh nhà trồng rất nhiều cây, hoa quanh năm tươi tốt.

Trong khu nhà vườn ấy, không thể không nói tới ngôi nhà rường cổ. Nhà rường thường được làm bằng gỗ, chúng được cầu hỳ hóa bằng nhiều nét văn hoa chạm trổ, trong liên kết của kết cấu nhà, thay cho đóng đinh là kỹ thuật mộng tinh xảo.

nhà vườn an hiên – ảnh : internet

Nhìn cảnh quan một nhà vườn Huế, người ta dễ dàng nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân. Nhà vườn Huế thể hiện sự hòa hợp giữa đời sống con người và cây cỏ, giữa nếp sống tinh thần và vật chất, tất cả đều bổ sung cho nhau, để tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống.

 Một số nhà vườn hiện nay còn nguyên vẹn, tiêu biểu như nhà vườn An Hiên, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, Lạc Tịnh, nhà vườn Ý Thảo…

5.7.  Nhà thờ Phủ Cam

Tên chính thức là Nhà Thờ Chính Tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ. Nhà thờ này là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế và là nhà thờ mẹ của các nhà thờ trong giáo tỉnh Huế , tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

ảnh: internet

Lối kiến trúc độc đáo cùng với vẻ đẹp và vị trí thuận lợi của mình, đây là nơi nhiều bạn trẻ tìm đến để check in với cảnh tượng tựa khung trời Âu, và không ngừng là địa điểm hot của Huế trong những năm vừa qua.

5.8. Các ngôi chùa đẹp xứ Huế

5.8.1. Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu, đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

ngababii

Chùa Thiên Mụ tự bao đời đã trở thành biểu tượng của nét đẹp tâm linh xứ Huế, cùng vớp tháp Phước Duyên đã tạo nên những bức hình đẹp và là chốn tìm đến lí tưởng mỗi khi đến Huế của du khách.

5.8.2. Chùa Huyền Không Sơn Thượng

ảnh: internet

Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh của cố đô Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989. Chùa nằm giữa khu rừng thông quanh năm xanh tươi, mát mẻ, chim hót líu lo. Nơi đây tĩnh mịch và thanh tịch bởi chùa các khá xa so với trung tâm của thành phố, nhưng nếu đến tham quan, bạn sẽ phải ngỡ ngàng bởi cứ ngỡ như mình đang lạc vào tiên cảnh chứ không phải là một ngôi chùa tọa lạc trên đất và núi vậy.

5.8.3 Chùa Từ Đàm

Có vị trí tọa lạc trên đồi thấp, mặt chùa hướng về phía Đông Nam ở số 01 đường Sư Liễu Quán, Trường An, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế về phía Tây không xa tầm 2km. Du khách có thể thuê xe máy hoặc thuê xe ô tô để đến đúng địa chỉ chùa Từ Đàm Huế.

Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa độc đáo, cổ kính và phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ. Bên cạnh đó, ngôi chùa lịch sử này cũng đóng góp cho việc bảo tồn, phát triển Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam.

5.8.4 Chùa Thiền Lâm

ảnh: cuongkhii

Chùa Thiền Lâm (hay còn gọi chùa “Phật đứng – Phật nằm”) được sư Hộ Nhẫn xây dựng năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến hiện tại, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng… ở nhiều vị trí khác nhau. Là ngôi chùa độc đáo với 3 biểu tượng Phật đứng – Phật nằm –  Phật ngồi chùa Từ Lâm như một cách điểm xuyết độc đáo trong hệ thống kiến trúc chùa chiền ở Huế. Từ cổng chùa, cho đến bảo tháp, các tượng phật,… tất cả đều mang một vẻ đẹp linh thiêng và hiện đại khác lạ, khiến không ít người tìm đến tham quan.

5.8.5. Chùa Huyền Không

Huyền Không – ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản và Ấn Độ cực kì lạ mắt và đẹp, là nơi tu hành của các vị tu sĩ, đồng thời ở đây cũng thường tổ chức các khóa tu cho các bạn trẻ Huế tham gia, trải nghiệm sống lành, an tĩnh.

ảnh: cuongkhii

Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Ấn Độ của chùa Huyền không khiến nhiều người không khỏi trầm trồ khi bước đến. Nơi đây trở thành điểm check in không thể bỏ qua khi du khách đến du lịch Huế. 

5.9. Cầu ngói Thanh Toàn

ảnh: internet

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vòm bằng gỗ với mái ngói bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cây cầu bằng Gỗ mát nằm cạnh ngôi chợ quê là nơi tìm đến để hưởng cảm giác thanh bình nhẹ nhàng của không ít bạn trẻ và lữ khách.

5.10.  Đồi Thiên An – Hồ Thủy Tiên

Thiên An là một vùng đồi núi nhấp nhô nằm ở phía Nam thành phố Huế, trên tuyến đường đi thăm lăng Khải Ðịnh, qua khỏi ngã ba Cầu Lim chừng 2km. Thiên An sẽ hiện ra là một màu xanh của ngàn thông với lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngèo.

con dốc ở đồi thiên an ảnh: hoang.hanh.nguyen

Hồ Thủy Tiên là hồ chứa nước đẹp được lấy lên từ dòng sông Hương thơ mộng với hệ thống máy bơm công suất 4.000m3/giờ tạo cảm giác dễ chịu cho khách bởi nước mát, bầu trời trong lành trên đỉnh núi cao. Nơi đây trở thành điểm hẹn lý tường của nhiều bạn trẻ muốn dạo thuyền lững lờ trên măt hồ ngắm thông reo giũa bốn bề gió lộng. 

Hồ thủy tiên – ảnh : internet

Đây là hai địa điểm được các bạn trẻ đam mê khám phá thường tìm đến để thỏa sức sáng tạo với những khung hình.

5.11.  Đồi Vọng Cảnh

ảnh: __maiquynh

Ngọn đồi nhỏ xinh đẹp là nơi nổi tiếng để ngắm hoàng hôn xứ Huế. Có người đã từng nói rằng nếu đến Huế mà chưa lên Đồi Vọng cảnh ngắm hoàng hôn thì là chưa đến Huế rồi. Tại đây bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì nét thơ mộng của rừng thông trong nắng, lên được địa điểm để ngắm toàn cảnh dòng sông Hương, hẳn bạn sẽ phải thốt lên vì cảnh tượng đẹp và tình đến chưa từng thấy.

5.12.  Lăng Cô , Đầm Lập An

Là một bãi biển đẹp về phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, Lăng Cô luôn được thiên nhiên ưu đãi với vẻ đẹp độc đáo riêng biệt.  biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n­ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.

đầm lập an – ảnh: internet

Đầm lập An còn được ví như tuyệt tình cốc xứ Huế và được dân du lịch khắp nơi săn đón, nếu thử 1 lần được đứng trên chiếc bè độc mộc, chụp khung hình với mây nước nơi đây, chắc chắn bạn sẽ xuýt xoa mãi đấy.

5.13. Ga Hải Vân bắc

ảnh: internet

Địa điểm mới nổi gần đây, khi được vô tình phát hiện vời chuyến đường tàu cắt ngang bầu trời và một hồ nước nhỏ trong veo, đường ray cũng tuyệt đẹp như những hình ảnh trong thước phim Hàn Quốc. Chỉ cần biết rằng điểm giao thông của hai tỉnh đẹp đến nao lòng như thến hẳn ai cũng muốn tận mắt ngắm nhìn một lần.

6. Các món ăn ngon tại Huế

6.1 Cơm Hến

ẢNH: INTERNET

Cơm hến là món ăn đặc sản ở Huế, nhắc đến cơm Hến người ta sẽ thấy ngay trước mắt một tô cơm với đủ các thứ nhỏ xíu trộn vào nhau: cơm nguội  hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối.

Muốn ăn cơm hến ngon đúng điệu thì các bạn có thể đến đường Hàn Mặc Tử gần Đập Đá, hoặc đến còn Hến để thưởng thức chuẩn hương vị nhất.

6.2 Bún bò Huế

Thương hiệu của Huế luôn rồi, nhắc đến Huế là nhắc đến bún bò, món ăn sáng, trưa, chiều, tối, đều được. Bởi Bún ăn mà không thấy ngán, đi xa lại nhớ them về còn khách lần đầu ghé thăm mà không ăn bún bò Huế là không được.

ẢNH: INTERNET

Nước dùng hầm xương, nêm nếm vừa gia vị, thả chả, huyết, thịt heo, xương ống, vào chung một nồi. Khi có người ăn cho một ít bò vào vá, chao nhẹ vào nồi nước cho tái, cho nước nhúng bò vào tô đã sẵn bún và rau, chan nước lên trên lớp bò, thêm hai cục chả, cục huyết, chút ớt nữa là xuất sắc.

Bún bò Huế đúng điệu thì nên ăn ở nồi tròn, mấy mệ hay bán dọc đường Trần Hưng Đạo, hay gần chợ An Cựu Huế.

6.3 Các loại bánh đặc trưng của Huế

6.3.1 Bánh bèo, nậm, lọc

ẢNH: INTERNET

Đây là những thức bánh đặc trưng được làm từ đôi tay của những con người Huế, làm từ những thứ bột như: bột lọc, bột gạo, bột nếp,.. dân dã và gần gũi trong đời sống con người. Lúc ăn chấm với những thức nước chấm riêng biệt đặc trưng, đa số là cay nhưng nếu ai không ăn cay được sẽ lại có bát riêng nữa để chấm. Mỗi loại bánh sẽ được làm cũng như hình dạng tạo thành khác nhau, nên lúc ăn cũng như là lúc khám phá thêm một nét nghệ thuật ẩm thực.

6.3.2 Bánh ram ít

ẢNH: INTERNET

Sự kết hợp vị giòn của chiếc bánh ram hòa cùng với vị dẻo mềm của bánh ít, bên trông nhân nhị tôm mặn mà, chấm với chút nước chấm nữa thì xuýt xoa. Xưa bánh ram ít và các thức bèo – nậm – lọc với hình thức nhỏ, trang trí bắt mắt lại chính là món ăn hoàng cung, để dâng lên các vị vua chúa, thứ bánh làm từ những nguyên liệu giản đơn. Bánh ram ít chính là sự kết hợp tài tình và tinh tế, lấy mềm dẻo, đặt cạnh giòn cứng, tạo nên món bánh vạn người mê.

Bất kì quán bánh nào cũng có bán, và chỉ cần 10k bạn đã có thể thưởng thức món này rồi.

6.3.3 Bánh Khoái

ẢNH: INTERNET

Nghe tên bánh khoái, hẳn một số bạn sẽ thấy rất lạ, nhưng thật ra nó là chiếc bánh xèo theo cách gọi của người miền Nam và miền Tây. Tuy nhiên bánh khoái của Huế chuộng sự hài hòa mà không chuộng to, khuôn bánh vừa phải, vàng rộm khiến ai nhìn cũng muốn cắn thử một miếng liền. Người Huế ở An Truyền có món bánh xèo cá kình nổi tiếng, đến đây bạn sẽ  được tự tay chọn những con cá tươi ngon nhất ở chợ, mang đến quán bánh bất kì, người làm bánh sẽ đổ cho bạn ăn ngay tại quán, nóng hổi và vị cá kình thì tươi ngọt quyện cùng chút đăng đắng của ruột cá.

6.4 Bún thịt nướng

Món bún đơn giản mà trở thành đặc sản của người Huế, thịt ướp gia vị cho vừa phải, nướng lên thơm lừng rồi cho vào ăn chung với bún và rau, người ăn có thể lựa chọn 3 loại nước chan ăn cùng, nước lèo, nước mắm và mắm nêm. Thế là đã  được một tô bún thịt nướng ấm vị no bụng rồi.

ẢNH: INTERNET

Bạn có thể ghé vào bất kì quán bún thịt nướng bình dân nào, gọi một tô và sẽ thấy vị cũng ngon không kém các nhà hang đâu nhé! Giá cả khá rẻ, giao động từ 10 – 20k/tô.

6.5.  Món chay ở Huế

Huế là xứ sở của chùa chiền và là cái nôi của phật giáo, nên không phải ngạc nhiên khi đến đây du lịch, bạn sẽ thấy người Huế thường xuyên ăn chay, có người tháng 3 ngày, có người 10, 15 ngày là chuyện thường. Cũng bởi lẽ đó mà ẩm thực chay ở Huế cũng vô cùng phong phú và đặc biệt ngon. Đã là cái nôi của phật giáo, lại cộng với sự khéo léo của người Huế, lại cộng thêm nét văn hóa của một Cố đô và cứ thế, cái gì đến tay người Huế cũng là một tuyệt tác. Món chay của người Huế cũng cầu kì không kém các món nem công chả phụng là mấy, lại thêm cách bài trí, sắp đặt,… tất cả tạo nên một nghệ thuật. Tuy nhiên vẫn có những món chay đơn giản và thông dụng, đáp ứng nhu cầu ăn chay khá nhiều và thường xuyên của người Huế.

ẢNH: INTERNET

Để ăn chay ở Huế bạn có thể ăn từ các quán vỉa hè, đến các nhà hành bình dân, một vài quán chay nổi tiếng ở Huế cho các bạn tham khảo như: Liên Hoa, An Nhiên, Thanh Liễu, Diệu lạc, …

6.6.  Bánh canh Huế

ẢNH: INTERNET

Người Huế nổi tiếng với món Bánh canh, thường đây là món ăn bữa lỡ của người Huế. Bánh canh có rất nhiều loại: bột lọc, bột gạo, bột mì, cá lóc, cá rô, chả cua, giò, bò, cua, … Nổi tiếng hơn cả là món bánh canh Nam Phổ nức tiếng gần xa. Được làm bằng bột gạo, nấu theo cách sền sệt riêng với công thức gia truyền, bên trên là lớp nhân cua, lúc ăn kèm với nước mắn ớt quả thái. Đảm bảo ăn một lần là nhớ cả một đời.

6.7. Các loại chè Huế

ẢNH: INTERNET

Huế hay được mệnh danh là cha đẻ của các loại chè, từ chè cung đình thanh cao như Sen long nhãn, kê vàng, đến chè bình dân ai cũng nấu được, chè lạc, chè bột lọc, chè đậu xanh, đậ đỏ đậu ngự, chè thạch, chè bắp, chè bà ba, chè mo cau, chè dừa, … Hơn thế còn sáng tạo ra cả món chè mặn nổi tiếng “chè bột lọc heo quay” mà ai đến Huế cũng muốn thử một lần cho biết.

Các quán chè nổi tiếng xứ Huế: Chè hẻm, chè chùa, chè Ông Lạc, chè Trần Hưng Đạo, chè đêm Tràng Tiền.

6.8.  Đặc sản Huế mua về làm quà

MÈ XỬNG XỨ HUẾ – ẢNH: INTERNET

Đến Huế du lịch hẳn không thiếu những thức hàng cho các bạn mua về làm quà. Mỗi thứ là cả một tấm long, một nét đặc trưng của con người xứ Huế, ăn vào sẽ thấy cái vị của nắng, cái bình yên của thiên nhiên và cả vị ngọt của tiếng vâng dạ mô tê đó. Hai món đặc sản không thể quên mua về từ Huế đó là mè xửng và tôm chua, không biết có tự bao giờ nữa, mà nó đã trở thành nghiễn nhiên vậy, ai đến Huế cũng mua về, người Huế đi đâu cũng mang đi làm quà biếu, như một tấm long của con người nơi đây.

7. Lễ hội tại Huế

Cố đô Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc với các lễ hội dân gian. Những lễ hội có từ lâu đời tại Huế được tổ chức rất công phu, bài bản chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách sự thích thú và những ấn tượng khó phai. Nét văn hóa đậm chất miền trung đồng thời có sự hòa trộn ảnh hưởng bởi văn hóa miền biển, văn hóa phật giáo và các tín ngưỡng dân gian, Lễ Hội ở Huế khá đa dạng.

festival huế – ảnh: internet
lễ hội đua ghe ở sông hương – ẢNH: INTERNET
Hội đấu vật làng sình – ẢNH: INTERNET

Chúng ta có thể kể đến với một vài lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Festival, Hội đình làng Phú Xuân Huế( 5 – 6/6 âm lịch), Hội An Truyền – Lễ Hội Lớn Ở Huế (16/7 âm lịch),Hội vật võ làng Sình Huế (9 – 10/1 âm lịch), Hội xuân Gia Lạc (1 – 3/1 âm lịch),…

Với đa dạng những danh thắng và điểm đến xinh đẹp, kết hợp được cả nét cổ kính truyền thống cùng nét hiện đại đương thời, Huế đã và đang không ngừng hoàn thiện để ngày một xanh, sạch đẹp trong mắt du khách. Hi vọng qua bài tổng hợp đầy đủ các kinh nghiệm du lịch về mảnh đất cố đô Huế của Hahalolo, các bạn đã tham khảo cho mình được những điều bổ ích, cho một chuyến đi Huế gần nhất có thể nhé!

Xem thêm nhiều bài review và chia sẻ kinh nghiệm du lịch
trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch của Việt Nam TẠI ĐÂY.

Hahalolo tổng hợp

Exit mobile version