Kinh nghiệm du lịch An Giang – Lang thang miền sông nước

%Hahalolo tin tức%

Có nhiều người bảo rằng: “Miền Tây toàn là sông với nước, có gì đâu mà du lịch”. Và quan điểm đó cực kì sai lầm, bởi miền Tây vốn được mệnh danh là mảnh đất của sông nước, nên đặc trưng là quang cảnh hữu tình với những hệ sinh thái đặc trưng và lối sống nghĩa tình trên những phiên chợ nổi. Nhưng mà bên cạnh đó, thì miền Tây cũng có hàng ngàn những cảnh đẹp độc đáo khác như hệ thống các đền chùa, núi non, những vườn trái ngọt trĩu quả,… và rất nhiều những lễ hội, phong tục tín ngưỡng đặc sắc gắn với đời sống nghĩa tình của con người nơi đây. Và để khám phá trọn vẹn những nét đẹp của miền Tây đó, mời các bạn về với An Giang nhé!

vẻ đẹp hữu tình của mảnh đất an giang – INTERNET

1. Giới thiệu chung về An Giang

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi An Giang là mảnh đất của tình người, nếu ai có dịp ghé về nơi đây một lần tiếp xúc với những con người nơi đây mới thấu hết những tấm lòng của họ. An Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, tiếp giáp với Đồng Tháp, Kiên Giang và hai tỉnh của nước bạn Campuchia, đây là nơi sinh sống chủ yếu của 4 dân tộc: Khmer, Chăm, Hoa và Kinh, các dân tộc chung sống hòa thuận yêu thương tạo nên một vẻ đẹp về con người và tình người hiếm thấy ở An Giang.

AN GIANG MẢNH ĐẤT CỦA CON NGƯỜI VÀ QUANG CẢNH TUYỆT VỜI

 Nói thế mới thấy con người nơi đây sinh sống, làm ăn và buôn bán đơn giản lắm, có thể dùng một câu để gợi đó là “chín bỏ làm mười” thế nên tình làng nghĩa xóm, tình quê hương tình sông nước cứ thêm mà ngày được bồi đắp nhiều thêm. Vùng đất nghĩa tình An Giang gây thương nhớ với những con người và hơn cả chính là vẻ đẹp chân chất của cảnh vật nơi đây. Đến với An Giang bạn sẽ được ngắm mình với những cánh đồng lúa mênh mông, những cánh cò cánh chim sải cánh, những địa điểm nổi tiếng luôn được nhắc đến như, rừng tram Trà Sư, chợ nổi Long Xuyên,Tri Tôn, cây thốt nốt trái tim, Tà Pạ, Miếu Bà, núi Cấm,… và nhiều lễ hội độc đáo tất cả đã đem đến cho mảnh đất này một nét quyến rũ hiếm nơi nào có được.

2. Du lịch An Giang đi vào mùa nào là đẹp?

Thời tiết ở An Giang chỉ có 2 mùa, 1 mùa mưa và 1 mùa khô, đa phần các tỉnh miền Tây đều có kiểu thời tiết như thế này nên bạn nên đi vào mùa khô thì sẽ đỡ vất cả hơn. Từ tháng 5 cho đến tháng 11 là thời điểm mà An Giang hay mưa, nên có thể sẽ gây trở ngại lớn cho hành trình của bạn. Thay vào đó, hãy đi An Giang vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 vì lúc này thời tiết khá đẹp, đa phần các ngày sẽ có nắng nên chuyến đi chơi của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Nên thời điểm đến An Giang lí tưởng nhất sẽ là vào đầu hoặc cuối năm, lúc này cánh rừng trà cũng nhuộm màu xanh mượt, chợ nổi Long Xuyên cũng đúng dịp đông đúc, tấp nập nhất.

3. Cách di chuyển đến An Giang

Từ Sài Gòn hoặc các tỉnh thành phố thuộc miền Tây bạn có thể dễ dàng đến với An Giang bằng xe máy hoặc các phương tiện cá nhân khác. Còn nếu muốn tiết kiệm thời gian hơn thì các bạn có thể bắt xe để đến với An Giang.

Từ các tỉnh thành xa bạn có thể di chuyển đến Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn bạn tiếp tục bắt xe để đến An Giang. Ngồi xe tầm 5 -6 tiếng là đến nơi, giá xe giao động từ 100 – 150k/người.

4. Lưu trú ở An Giang

Không quá nổi bật nhưng đến với An Giang bạn vẫn có thể tìm kiếm cho mình những nhà nghỉ khách sạn phù hợp với giá tiền và nhu cầu của mình.

Hai khu vực tập trung nhiều địa điểm lưu trú ở An Giang nhất đó là: Khu vực núi Sam và Long Xuyên, dưới đây là một số gợi ý về các điểm lưu trú cho các bạn tham khảo:

Victoria Núi Sam Lodge
Địa chỉ: Vĩnh Đông 1, Núi Sam, Châu Đốc 

Hải Châu Hotel
Địa chỉ: 63 Sương Nguyệt Anh, Châu Phú A, Châu Đốc, An Giang

Đồng Xanh Hotel
Địa chỉ: 227 Nguyễn Tri Phương, Khóm Hoà Bình, Châu Đốc, An Giang

Khách sạn Hòa Bình
Địa chỉ: 130 Trần Hưng Đạo, Long Xuyên

Khách sạn Phương nam
Địa chỉ: 75 Trần Hưng Đạo, Long Xuyên

5. Du lịch An Giang và những địa điểm đẹp

5.1. Thánh đường hồi giáo Masjid Jamiul Azhar

internet

Với chiều dài lịch sử và vốn văn hóa lâu đời của mình, người Chăm ở An Giang đã xây dựng nên những thánh đường tuyệt đẹp mà du khách không nên bỏ qua mỗi khi du lịch An Giang. Nhắc tới các thành đường Hồi Giáo nổi tiếng của vùng đất này không thể không nhắc đến Masjid Jamiul Azhar. Đây được coi là một trong những thánh đường lâu đời và đẹp nhất ở An Giang, và trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân đạo Hồi sinh sống nơi đây. Cho dù bạn có phải là người theo đạo Hồi hay không thì chắc chắn vẫn sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy của nó. Nên đến với An Giang phải chắc chắn 200% là hãy đến với đến Masjid Jamiul Azhar một lần nhé!

5.2. Chùa lầu

phucnguyen_4

Phước Lâm Tự hay còn được gọi là chùa Lầu, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa nằm trên tuyến đường lớn vị trí thuận lợi dễ tìm. Từ chợ Nhà Bàng đi về hướng Tịnh Biên theo QL91, các bạn cứ chạy thẳng qua khỏi Chùa Bánh Xèo (Thiền Viện Đông Lai) khoảng 2km nữa rồi nhìn bên tay phải sẽ có hẻm chỉ đường vào Chùa Lầu. Chùa được xâ dựng bằng lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là rất nhiều lầu nên cũng do đó mới có tên gọi “chùa lầu”. Có rất nhiều người đã ví chùa như một tiểu Nhật Bản thu nhỏ giữa vùng đất An Giang và cũng có rất nhiều bộ ảnh độc đáo của các bạn trẻ khi đến với ngôi chùa này. Nếu muốn khám phá ngay ngôi chùa độc đáo này thì mời bạn về với vùng đất An Giang này nhé!

5.3. Rừng tràm Trà Sư

imm.thetraveler

Đối với những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã thì rừng tràm Trà Sư sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn nhất của mảnh đất An Giang. Tới đây tham quan bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước rừng tràm mênh mông và có cơ hội khám phá hệ sinh thái rừng ngập nước đặc trưng phía Tây sông Hậu với nhiều loài động thực vật đa dạng quý hiếm. Đặc biệt là chụp nên những tấm hình cực chill mà ai cũng sẽ mong ước được đến đây một lần. Rừng tràm Trà Sư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và môi trường nước cho cả vùng Bảy Núi. Vào tháng 9 đến tháng 11 là mùa nước nổi, cả khu rừng được bao chùm một màu xanh tươi, đầy sức sống và dường như tất cả những vẻ đẹp thiên nhiên đều tập trung tại nơi đây, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động, nên chắc chắn đây sẽ là thời điểm lí tưởng cho các bạn đến thăm nơi đây đó.

5.4. Núi Sam

hoangminh.dg

Từ Long Xuyên, bạn theo tuyến quốc lộ 91 đến Châu Đốc, rồi đi thêm vài km nữa là đến Khu du lịch Núi Sam. Ngọn núi được xem như là biểu tượng của An Giang này có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Vừa leo núi, bọn mình có thể viếng thăm từng ngôi chùa, miếu rất đặc sắc ở đây. Phải kể đến Tây An Cổ Tự- không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang nữa đó! Toà công trình mang hơi hướm phương Tây này là một trong những điểm nhấn đáng ghé thăm ở núi Sam nhất, và đặc biệt là được vào cổng miễn phí, check in lung linh, nhưng nhớ lịch sự khi đến những chốnlinh thiêng như này bạn nhé!

5.5. Cánh đồng thốt nốt

internet

Đi dọc miền quê An Giang không khó để bắt gặp những rặng cây thốt nốt cao lớn làm dáng trên những cánh đồng. Có lẽ vì thế, ngày nay đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút ngả bóng xuống cánh đồng lúa vàng rực một cảnh tượng khiến nhiều người đã phải lòng khi đến với An Giang. Đặc biệt những tán lá to và cấu trúc hợp lí đã tạo nên những hình dáng thú vị cho những cây thốt nốt nơi đây và từ đó trở thành biểu tượng của An Giang. Nên chẳng ngạc nhiên khi nhắc đến An Giang ai ai cũng đều nhớ đến những cây thốt nốt, có một thời người người đổ xô về những cánh đồng thốt nốt để được tận mắt ngắm nghía cái cây đặc biệt và xinh đẹp này.

5.6. Hồ Tà Pạ 

kyuubei.nguyen

Hồ Tà Pạ, hồ nước tự nhiên xanh mướt cũng là một điểm đến được khá nhiều người tìm đến một khi vê với An Giang. Lượng nước trong hồ chủ yếu từ nước mưa và các mạch nước ngầm đổ vào, thế nhưng lại phẳng lặng và xanh trong đến lạ kì. Điểm đặc biệt là bên dưới đáy hồ có nhiều loại đá khác nhau, nên mỗi một khu vực trong hồ màu nước lại phản chiếu một sắc màu riêng biệt. Tùy vào thời điểm, nhiệt độ lúc thì xanh lam, xanh nhạt khi thì vàng cam,… Chính vì vậy, đã khiến cho không ít người phải trầm trồ khi mới được chứng kiến vẻ đẹp đặc sắc của nó. Vẻ tự nhiên và hoang sơ tựa như bước ra từ những thước phim điện ảnh, đến mức nó còn được ví như “Tuyệt tình cốc” phiên bản miền Tây tuyệt sắc, để rồi ai đó một lần đến là sẽ một lần nhớ mà muốn tới lại một lần, để mang theo những người bạn và giới thiệu cho họ vẻ đẹp độc đáo này.

5.7. Chợ nổi Long Xuyên

nhonhonguyen226

Như đã nói một cảnh vât không thể thiếu khi về với miền Tây đó chính là chợ nổi, mặc dù bây giờ phương tiện giao thông đã thuận tiện, nhưng không khu chợ nổi Long Xuyên vẫn không ngừng được phát triển, hình thành nên một thói quen và văn hóa tốt đẹp trong đời sống của người dân An Giang. Khoảng thời gian thích hợp nhất để đi chợ nổi là tầm 5 giờ sáng, lúc ấy hoặc động trao đổi buôn bán tấp nập, lại vừa lúc chào đón ánh bình minh dịu nhẹ trên sông nước hữu tình, cẩn thận không là sẽ say cảnh này mất đó nhé! Người người buôn bán trên những chiếc ghe, xuồng, và chào hàng bằng một cái cây thẳng, treo tượng trưng những mặt hàng có bán trên ghe của mình, cây này được gọi là cây “bẹo”, nhưng cũng có lúc treo mà không bán, ví dụ như treo áo quần, hay cũng có lúc không treo mà bán như các quán ăn trên sông. À, đã đến đây rồi thì nhất định phải thử bữa sáng trên các chiếc ghe bồng bềnh, nghe tiếng cười nói rôm rả, tiếng chào hàng, tiếng chèo lách cách để cảm xúc được trọn vẹn nhất nhé! Nói đến đây hẳn các bạn đã thấy thú vị quá trời rồi đấy, và nếu đến đây rồi mà ai đó còn bảo câu “miền Tây chỉ toàn sông với nước có gì đâu mà du lịch” thì vào lúc 5h sáng bắt bỏ người đó lên một chiếc ghe bất kì ở chợ nổi Long Xuyên, hẳn xem có mê có ghiền không nhé!

6. Các lễ hội đặc sắc ở An Giang

An Giang vốn nổi tiếng về sự phong phú, đa dạng của các nền văn hóa, do có bốn dân tộc Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa cùng sinh sống.  Nên đến với mảnh đất nào thì có thể bỏ qua một số lễ hội chứ đến với An Giang là không thể đâu nhé! Người dân An Giang có rất nhiều lễ hội diễn ra quanh năm, và mỗi dịp đến lễ hội nào đó, họ thường tất bật chuẩn bị sao cho thật tinh tươm và tốt nhất có thể.

INTERNET

Những lễ hội như là một phần trong đời sống của họ tạo thành nét văn hóa và cũng thỏa mãn như cầu tâm linh tín ngưỡng và cả giải trí của họ. Đặc biệt kể đến là các lễ hội như: lễ hội Quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi, Lễ Ramadan của đồng bào người Chăm, lễ tết Thanh Minh của người hoa,… Mỗi lễ hội đều có nét đặc sắc và giá trị ý nghĩa riêng đối với mỗi dân tộc trên mảnh đất An Giang, góp phần tạo nên những truyền thống văn hóa đẹp, đáng tự hào của người An Giang.

7. Các món ngon ở An Giang

7.1. Canh chua mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi có nhiều loại cá tôm và đủ loại rau. Vào mùa này món canh chua là món ăn khoái khẩu của dân địa phương và thực khách phương xa khi đến An Giang.

INTERNET

Canh chua ở An Giang thường nấu với cá lóc, cá linh hay thậm chí là cá bông lau (đúng mùa mới có)… Nấu kèm cùng với bông điên điển, bông súng,… Hầu như bạn có thể dễ dàng tìm được một quán bán canh chua, bất kể là nhà hàng sang trọng hay những quán ăn ven đường đều có phục vụ món này. Những nơi bán cơm sáng hoặc cơm trưa đều có phục vụ canh chua.

7.2. Bánh tằm bì Tân Châu

Bánh tằm bì là một món ăn ngon đặc sắc của Tân Châu. Điểm nhấn chính là bì thịt và viên xíu mại thơm béo trong đĩa bánh tằm.

INTERNET

Bánh tằm là những sợi bánh làm từ bột độ giòn và béo hơn so với bánh canh. Bánh tằm thường được ăn kèm với thịt xíu mại, thịt nướng và bì. Khi ăn thì chan nước cốt dừa béo và nước mắm chua ngọt. Món ăn này là sự tổng hòa của vị mặn, vị béo, vịt ngọt và vị cay của ớt.  Những người dân bản địa khi xa quê đều nhớ món bánh tằm, mỗi lần về quê phải ăn liền 2 đĩa mới “đã thèm”, còn người lần đầu đến du lịch, ăn thử thì cứ muốn đến lần thứ hai để được ăn món này.

7.3. Lẩu mắm Châu Đốc

INTERNET

Châu Đốc gọi là xứ sở của mắm, nổi tiếng với làng mắm Châu Đốc đã rất nhiều tuổi, nên các món ăn chế biến từ mắm nhiều cũng không khiến người ta phải thắc mắc. Món lẩu mắm ra đời có lẽ cũng là điều hiển nhiên khi người miền Tây nói chung và người Châu Đốc An Giang nói riêng lại khéo léo chuyện bếp núc đến như thế. Đến với An Giang thì ghé Châu Đốc ăn lẩu mắm đã như một thói quen của những người khách du lịch, bởi nếu không ăn thì sẽ thấy thiếu thiếu và hành trình khám phá An Giang đã chưa thực sự trọn vẹn. Hãy tưởng tưởng với phong cảnh hữu tình, tiết trời man mát, ăn chiếc lẩu mắm âm ấm bụng, còn gì tuyệt vời hơn đúng không?

7.4. Bò bảy món Núi Sam

INTERNET

Bò bảy món núi Sam là món ăn khá quen thuộc ở An Giang rồi, nếu chưa biết ăn gì thì đây quả là một món ăn đầy sự kích thích vị giác cho các bạn đấy. Bò bảy món gồm lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khía bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc và bò bít tết. Nguyên liệu chính để làm nên các món này là thịt bò vùng Bảy Núi. Thịt bò ở đây mềm, ngọt, thơm ngon nên dù chế biến theo cách nào du khách cũng cảm thấy ngon miệng. Một điểm đặc biệt khi làm bò bảy món là người ta ít mua thịt làm sẵn ở chợ mà mua nguyên con bò còn sống và phải là bò tơ (hay là bê, bò con, chỉ một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành). Sau khi làm bò xong thì dùng rơm thui cho da bò săn lại gọi là bê thui, miếng thịt còn cả da ăn mới ngọt và bùi. Dù bạn là một tín đồ của thịt bò hay không thì chỉ cần một lần đến An Giang thử món bò thú vị này cũng sẽ khiến chiếc dạ dày của bạn dễ nhung nhớ lắm đấy nhé!

7.5. Bánh xèo rau rừng

INTERNET

Bánh xèo miền Tây thì hầu như khỏi phải bàn rồi, đến với An Giang ngoài việc bánh xèo được đổ cùng các nguyên liệu ăn kèm bình thường như tôm, thịt, giá đỗ,… thì bạn còn được ăn kèm với những thứ rau rừng sạch tươi tuyệt hảo nữa đấy. Rả rừng xanh thiên nhiên non mơn mởn, thơm nồng nàn, cay ngọt, hăng hắc với một số loại như: kim thất, sung, sộp, quỷnh, bứa, mã đề, hồng ngọc, cát lồi… luôn quyến rũ thực khách khi ăn bánh xèo. Nếu quen với hương vị bánh xèo của những nơi khác thì đến với An Giang bạn sẽ thấy thú vị bởi hương vị vừa quen vừa lạ khi kết hợp rau rừng với bánh xèo lắm đó.

7.6. Bánh bò thốt nốt

internet

Cây thốt nốt ở An Giang đã là một biểu tượng của vùng đất này và đồng thời đường của câ thốt nốt cũng có vị ngọt và hương thơm đặc trưng khiến nhiều người yêu thích, dĩ nhiên vì thế mà người dân An Giang đã cho ra đời chiếc bánh bò nổi tiếng “bánh bò thốt nốt” ngon ngọt ấm lòng. Với người An Giang, loại bánh bò này là một món ăn vặt thơm ngon, bổ và rẻ. Còn với du khách lần đầu ghé vùng Bảy Núi, đây chính là đặc sản An Giang mà ai cũng muốn mua về làm quà. Bởi những chiếc bánh nho nhỏ, mềm mềm, vị thơm ngon béo ngọt luôn đủ sức chinh phục những người khó tính nhất. Nhiều du khách chia sẻ lại rằng, ăn bánh bò này một lần là nhớ mãi. 

phtrung0611

Để lang thang hết một tỉnh miền Tây như An Giang quả là không dễ dàng đối với những người lần đầu khi đặt chân đến đây. Nhưng hi vọng với những kinh nghiệm mà Hahalolo đã tổng hợp và chia sẻ về vùng đất này, như cách đi đến, phương tiện di chuyển, chỗ dừng chân, điểm đến lí tưởng, các lễ hội độc đáo, nét văn hóa đặc sắc và những món ngon nên thử khi đến đây, các bạn đã có cho mình những hành trang nhất định để khám phá vùng đất này rồi đúng không nào? Đi và học hỏi, tìm lấy cho mình những bài học và trải nghiệm riêng sẽ chính là tài sản vô giá nhất mà mỗi người khám phá có được, nên hãy xách balo lên và đến với An Giang thôi nào!

Xem thêm nhiều bài review và chia sẻ kinh nghiệm du lịch
trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch của Việt Nam TẠI ĐÂY.

Nguồn: Hahalolo tổng hợp

Exit mobile version