Chùa Tam Chúc – ngôi chùa được chú ý nhiều nhất hiện nay trên các diễn đàn du lịch có điểm gì đặc biệt? Cùng Hahalolo theo chân chàng trai Nhất Nam để khám phá ngôi chùa này nhé!
Tròn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, đi chùa để cầu những điều may mắn và bình an… Tất nhiên, ngôi chùa không nên bỏ qua nhất ở thời điểm hiện tại là chùa Tam Chúc – được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
1. Chùa Tam Chúc ở đâu?
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km. Ngôi chùa này mang trong mình hàng loạt những kỷ lục, khiến du khách như mình khi tới đây không khỏi trầm trồ và tự hào.
Mình đi xe khách Hà Nam- Hải Phòng xuất phát từ Hải Phòng (100k/người/chiều). Đi mất khoảng 3 tiếng.
2. Ở đâu tại chùa Tam Chúc?
Để thoải mái khám phá, mình đã book 1 phòng ở Khách Xá Tam Chúc. Khách sạn nằm ngay trong khuôn viên xanh mát của chùa Tam Chúc. Nơi tọa lạc của đức phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Bồ Tát lớn nhất.
Phòng đầy đủ tiện nghi, có hệ thống máy sưởi. Không khí vô cùng trong lành, phù hợp với việc nghỉ dưỡng. Đặc biệt, nhân viên ở đây rất chu đáo, nhiệt tình và mến khách.
3. Ăn ở đâu tại chùa ?
Muốn ăn cả chay và mặn thì ăn ở Nhà hàng Thuỷ đình (Tầng 3 Toà nhà Vesak- Chỗ mà mua vé thuyền, cách khá xa với khách xá nên phải trung chuyển bằng xe điện). Buổi sáng mình ăn chay ở hầm Điện Tam Thế ( ngay cạnh khách xá).
>>> Xem thêm: Du ngoạn chùa Tam Chúc – Điểm du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam
4. Lịch trình tham quan chùa Tam Chúc 2N1Đ
Ngày 1: Sau khi nhận phòng tại Khách Xá mình đi xe điện tham quan những địa điểm theo thứ tự như sau:
- Cổng Tam Quan Nội (Nơi có bến Thuyền cập bến)
- Cột Kinh khổng lồ
- Điện Quan Âm
- Điện Giáo Chủ
- Điện Tam Thế (Có Vạc Phổ Minh khổng lồ và Cây bồ đề thiêng)
- Chùa Ngọc (Mình lên tầm tối để chụp ảnh chùa khi lên đèn)
Ngày 2: Mình lên lại chùa Ngọc để chụp hình từ trên cao, lấy view toàn bộ quần thể, thiên nhiên tuyệt đẹp. Sau đó, mình đi xe điện ra toà nhà Vesak để mua vé thuyền đi tham quan:
- Vé: 200k/ vé giảm còn 170k (Thuyền thường 1 mái)
- Vé 240k/ vé (Thuyền VIP 2 mái rất đẹp, chỉ chạy T6,7,CN)
Thuyền chạy đến Đình Tam Chúc (Giữa hồ – du khách có 15 phút tham quan Đình và Cầu đá nối với Đảo Cò) Thuyền quay lại Tam Quan Nội để mình đi về.
>>> Xem thêm: Review 1 ngày du hí ở Chùa Tam Chúc – Hà Nam
5. Những khu vực chính của chùa
Chùa Ngọc hay còn được gọi là Đàn Tế Trời, được xây dựng trên ngọn núi Thất Tinh. Để lên được chùa, du khách phải leo khoảng 300 bậc thang. Từ trên đây nhìn xuống, sẽ thấy được toàn bộ quần thể chùa Tam Chúc, đặc biệt vào buổi tối thì vô cùng lung linh, huyền ảo.
Điện Tam Bảo: Ngay sau khi bước chân vào cổng chùa Tam Chúc thì điện Tam Bảo sẽ là công trình đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni: Bên trong khu vực này có đặt một bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Vườn Kinh: Tại vườn Kinh có 99 chiếc cột được làm bằng đá. Mỗi chiếc cột tại đây có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. Trên mỗi cột đinh lại được khắc những bãi kinh để du khách đến đây tham quan có thể vừa ngám nhìn, vừa tụng kinh cầu nguyện.
Đình Tam Chúc: Đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây. Chúc mọi người có những ngày cuối năm bình an và hoan hỉ!
Tết Nguyên Đán đang đến rất gần, nếu bạn có ý định du lịch đến những địa điểm tâm linh thì chùa Tam Chúc chính là điểm đến lý tưởng đấy! Đừng bỏ qua cơ hội khám phá ngôi chùa đặc biệt này nhé!
Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY.
Theo Nhất Nam