“Say như điếu đổ” những đền tháp Chăm Bình Định

%Hahalolo tin tức%

Tháp Chăm Bình Định, một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Chămpa. Đây cũng là điểm đến du lịch nổi bật tại tỉnh Bình Định, mà bất cứ ai đã một lần đặt chân tới nơi đây đều không thể bỏ qua.

@_th2408

1. Tháp đôi (tháp Hưng Thạnh)

Trong số các tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định, có một quần thể di tích khá độc đáo nằm ngay trên địa phần phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đó chính là tháp đôi, hay còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh.

@teresa_pham163

Trong tiếng J’rai, tháp đôi được gọi là SRI BANOI. Đây là khu tháp của Chăm Pa tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo, đường Tháp Đôi, thuộc phường Đống Đa, thành phố du lịch Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

@roxana.bongs

Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m² được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp bóng mát, là một nơi lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm.

@_mihanh

Tháp đôi có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp nằm liền kề nhau. Trong đó tháp lớn cao khoảng 20m và tháp nhỏ cao 18m. Bên trong tháp có cối đá xay bột gạo cổ xưa. Tháp được xây dựng bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ kết dính đặc biệt, đây là một kỹ thuật xây độc đáo của người Chăm mà ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được. 

@giathilinh

Chân tháp được xếp chồng một cách vững chãi, các góc tháp được trang trí bằng các tượng thần và các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thống Ấn Độ. Những tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ này. Tất cả đều như một bức tranh sinh động thu hút du khách, vì tính tò mò và thích khám phá những công trình kiến trúc cổ.

@lystigrevo

Tháp đôi là một địa điểm thơ mộng cho những đôi trai gái muốn mượn cảnh trí nơi đây để tâm tình. Cho đến nay người dân địa phương vẫn còn truyền tai nhau một bài hát thiết tha về hình tượng tháp đôi – cầu đôi:

Tháp kia còn đứng đủ đôi
Cầu còn đủ cặp huống chi tôi với nường,
Tháp ngạo nắng sương
Cầu nương sắt đá.
Dù người thiên hạ,
Tiếng ngả lời nghiêng,
Cao thâm đã chứng lời nguyền,
Còn cầu, còn tháp còn duyên đôi lứa mình.
Non sông gánh nặng chung tình

@zansdiary, @313.mh_

2. Tháp bánh ít (tháp Bạc)

Tháp bánh ít, hay còn gọi là tháp Bạc, nằm tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Toàn bộ quần thể có tất cả 4 tháp nằm trên một ngọn đồi cách mực nước biển chỉ chừng 100m. Nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít, một loại đặc sản ở Bình Định.

@thuyvivuu

Mới đây, tháp bánh ít vinh dự được một nhóm tác giả người Anh đã đưa vào 1001 công trình kiến trúc mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần trong đời.

@ptynmyy

Tháp chính có kích thước lớn nhất và nằm ở vị trí trung tâm trên ngọn đồi, xung quanh là 3 tháp nhỏ, tạo thành một thế giới khác lạ mà lỡ lạc chân bước vào, du khách như có cảm tưởng như đang quay ngược thời gian để hòa mình vào xứ sở Cham-pa đầy bí ẩn.

@_ltm_415

Tháp chính cao chừng 20 mét, riêng phần cổng đi vào nhô ra bên ngoài thêm 2 mét, được trang trí khá công phu và đẹp mắt. Dù là những chi tiết nhỏ trên bức tường hay mái vòm trên cao thì bàn tay của những nghệ nhân vẫn cố gắng giữ cho dáng vẻ của tháp mềm mại và thanh thoát nhất. Các bức phù điêu của tháp chính đều được tạc ở tư thế đang nhảy múa vô cùng sống động, thu hút.

@ngahi_

Bên cạnh tháp chính còn có một số tháp nhỏ ở xung quanh như tháp yên ngựa, tháp cổng… Điểm đặc biệt của chúng chính phần thiết kế đế nhô ra so với phần thân với nhiều hình tượng đang giơ tay đồng lòng nâng tháp.

@h.jessie

Giữa không gian mát lành của cây cỏ cùng nét cổ kính của tháp bánh ít chắc chắc sẽ khiến cho du khách cảm nhận được sự an nhiên trong tâm hồn. Để mọi vướng bận, muộn phiền đều trôi vôi hư vô. Hãy đến ngay tháp bạc để cảm nhận nhé, chắc chắn cảnh đẹp nơi đây sẽ không làm bạn thất vọng.

Ngọn đồi nhỏ giữa non cao
Hàng cây xang bóng lao xao gió chiều
Dù không phải đẹp mỹ miều
Tháp xưa vẫn khiến lòng người đắm say.

@aithi.dottii

3. Tháp Dương Long (tháp Ngà)

Tháp Dương Long tọa lạc tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, thời kỳ rực rõ nhất của nền văn hóa Chămpa.

@trangstone

Ngoài tên tháp phổ biến là Dương Long, đôi khi tháp còn được gọi theo địa danh: tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường. Người Pháp gọi di tích này là Tour d’ Ivoire (tháp Ngà). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba tòa cổ tháp này được xây cất trên một gò cao có tên là Dương Long, nằm ở phía Nam núi Trà Sơn.

@_16thang12

Cụm tháp gồm 3 tháp: tháp giữa cao 42m, tháp Nam cao 36m và tháp Bắc cao 34m. Cũng giống như các tháp chăm khác tại Bình định, phần thân của các tháp Dương Long được xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.

@anh3phuong

Đặc điểm nổi bật của các tháp là hoa văn, họa tiết được khác tạc trực tiếp trên những tảng đá được đặt ngay trên đỉnh tháp. Với nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện vừa hoành tráng, vừa lộng lẫy. Tạo ra những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động, chân thực, lại vừa huyền ảo, kỳ bí.

@cher_pm

Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rẳng, tháp Dương Long tuy vẫn còn mang nhiều đặc trưng của tháp Chămpa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm nét của nghệ thuật kh’mer.

Dù cảnh trí ở tháp Dương Long đã thay đổi nhiều, nhưng vẻ đẹp lộng lẫy của đề tháp cổ vẫn còn đó. Dương Long vẫn là điểm đến thu hút với tất cả ai có dịp thăm di tích sản xuất gốm lớn trước đây của người Chăm.

>>>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch Bình Định – Khám phá vẻ đẹp miền đất võ

@letsplaymakeup, @hatran.96

Qua những đền tháp trên có thể thấy, những tháp Chăm Bình Định mang nhiều yếu tố đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa. Nếu như ở các địa phương khác, dấu ấn Chăm pa chỉ còn là phế tích, thì ở tại Bình Định lại có rất nhiều tháp Chăm vẫn còn gìn giữ gần như nguyên vẹn. Hãy đến chiêm ngưỡng và check-in tại những địa điểm đầy thú vị này nhé.

Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY.

Hahalolo Tổng hợp

Exit mobile version