Staycation – Trào lưu du lịch lên ngôi sau dịch Covid-19

%Hahalolo tin tức%

Là một thuật ngữ mới thịnh hành trong thời gian gần đây, xu hướng du lịch staycation ngày càng trở nên phổ biến. Hãy cùng Hahalolo tìm hiểu vì sao staycation lại “được lòng” mọi người như vậy nhé.

JLL nhận định, trào lưu staycation ngày càng nở rộ. (Ảnh minh họa: revenue-hub.com)

Trước hết, thuật ngữ “staycation” là từ ghép tiếng Anh của “Stay” (ở lại) và “Vacation” (kỳ nghỉ) nhằm diễn tả việc mọi người đi du lịch ngay tại chính địa phương hoặc đến gần nơi mình sống để giải trí, tận hưởng niềm vui. Xu hướng du lịch tại chỗ này đang được đón nhận rất tích cực, phù hợp với nhịp sống hiện đại và thời buổi kinh tế như hiện nay.

Trong một báo cáo vừa được công bố mới đây, Theo JLL, trong bối cảnh người dân hạn chế đi lại và cảnh giác cao về vấn đề an toàn thì trào lưu du lịch gần nhà đang nở rộ trên toàn thế giới và Việt Nam không ngoại lệ.

Nếu như kì nghỉ (vacation) là một chuyến đi dài ngày đến những nơi xa trong và ngoài nước thì staycation có thể được hiểu là chuyến du lịch ngay tại thành phố sở tại hoặc các thành phố lân cận chỉ cách vài tiếng di chuyển.

Theo JLL, staycation vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi không khí và thư giãn mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển.

STAYCATION HƯỚNG ĐẾN ĐIỀU CỐT LÕI CŨNG LÀ MỤC ĐÍCH CỦA DU LỊCH ĐÓ LÀ KHÁM PHÁ, THƯ GIÃN VÀ NGHỈ NGƠI

Bên cạnh đó, bạn có thể bỏ qua một vài thói quen buổi sáng, thức dậy bất cứ lúc nào bạn muốn mà không cần báo thức hay tự thưởng một bữa sáng trên giường. Đi spa, bơi lội hoặc dạo bộ để cải thiện sức khỏe và tinh thần, sau đó cùng người thân hoặc bạn bè xem phim, ăn uống và mua sắm.

Ngoài ra, bạn có thể chọn một số địa điểm chưa bao giờ khám phá như tham quan đền chùa, câu cá ở khu vực ngoại ô để hòa mình vào không khí bình dị hay đi dạo chợ đêm đông đúc.

“Mặc dù lượng khách từ trào lưu này không thể bằng lượng khách du lịch quốc tế trước dịch COVID-19 nhưng vẫn tốt các phòng bị trống. Trong thời gian cách ly, các khách sạn khó kiếm doanh thu từ cho thuê phòng. Trào lưu staycation là một động lực lớn cho các nhà kinh doanh khách sạn”, JLL nhận định.

Ở Trung Quốc, các công ty du lịch và khách sạn đang nỗ lực để khuyến khích du lịch sau nhiều tháng chống dịch.

Vì không thể du lịch nước ngoài, đa số người dân đã chọn đi đến những thành phố gần với địa phương của mình để nghỉ dưỡng. Bởi

Đại dịch toàn cầu khiến thị trường du lịch thế giới rơi vào tình trạng đóng băng, điểm phục hồi đầu tiên của ngành khách sạn và du lịch chính là thị trường nội địa. Trong đó, ở Việt Nam, các thành phố du lịch như Đà Lạt, Nha Trang cũng đã đông đúc trở lại vào những ngày cuối tuần sau khi quy định giãn cách xã hội được nới lỏng.

JLL cho rằng đây là một tín hiệu tốt cho các chủ khách sạn đã đối mặt với hiện trạng phòng trống trong suốt những tháng qua.

Cũng theo JLL, ngoài các chương trình giảm giá hấp dẫn hoặc các gói khuyến mãi, các chuỗi khách sạn cũng cần nghiên cứu thêm để mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng nội địa.

Trên thế giới, nhiều thành phố vẫn thực thi chính sách làm việc tại nhà và các khách sạn có thể áp dụng một số gói kích thích mới để giữ khách ở lại lâu hơn.

Ví dụ như ở Ấn Độ, các khách sạn đã và đang cung cấp các gói “workcation”, tức nghỉ dưỡng kết hợp làm việc như một biến thể của staycations. Loại hình nghỉ dưỡng này rất thích hợp với những gia đình có con nhỏ và bận rộn, khi bố mẹ có thể vừa làm việc từ xa, vừa tận hưởng sự thư giãn trong không gian khách sạn.

Xu hướng du lịch staycation đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương bởi du khách luôn ưu tiên khám phá các điểm đến ngay tại quê hương mình. Khi kỳ nghỉ càng dài, trải nghiệm càng nhiều hoạt động văn hóa khác nhau, du khách sẽ chi tiêu nhiều hơn tại địa phương đó và đặc biệt đem đến nhiều lợi nhuận cho người dân bản xứ. Đây là xu hướng “đôi bên cùng có lợi” khi vừa giúp du khách hiểu biết hơn về văn hoá, con người ngay trên mảnh đất thân quen vừa giúp người dân bản địa nâng cao đời sống và mức thu nhập.

Hahalolo Tổng hợp

Exit mobile version