6 ngôi chùa cầu tài linh thiêng nhất ở Việt Nam

Đi chùa cầu may được xem là phong tục từ rất lâu đời của người Việt. Ai cũng hi vọng những lời cầu nguyện của mình có linh nghiệm và được chứng giám. Để đạt được tâm nguyện đó, du khách đừng bỏ qua 6 ngôi chùa cầu tài linh thiêng nhất Việt Nam dưới đây nhé !

1. Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc (An Giang)

  • Địa chỉ: Chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Nhắc tới địa danh nổi tiếng linh thiêng lâu đời ở An Giang, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây được xem là ngôi chùa cầu tài linh thiêng ở miền Tây Nam Bộ. Không những thế, ngay cả người Việt trong và ngoài nước đều quen thuộc với địa danh này.

%Hahalolo tin tức%
@silcolibri

Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết li kì được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm đó mà chùa thu hút hàng triệu khách tham quan đến thăm mỗi năm. Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, Miếu Bà Chúa Xứ còn được biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.

%Hahalolo tin tức%
@quoc.hoang.nguyen, @tc2210, @hao.mio

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng và cầu tài. Bởi đây là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Lễ hội diễn ra vào ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Vì vậy, đến với Châu Đốc đừng quên ghé thăm miếu Bà để cầu may cũng như cảm nhận được vẻ đẹp tâm linh của ngôi miếu này nhé.

2. Chùa Hương (Hà Nội) 

  • Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy

Mỗi dịp tết đến xuân về, người ta lại có dịp nô nức hành hương tìm về cõi Phật. Chùa Hương là một trong những ngôi chùa cầu tài linh thiêng mà du khách luôn hướng về. Nơi đây không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn nổi bật với cảnh quan ấn tượng.

%Hahalolo tin tức%
@duongbi

Chùa Hương gắn liền với biết bao huyền thoại và truyền thuyết linh thiêng. Nơi đây là một quần thể văn hóa Phật giáo với nhiều chùa chiền, đình đền, hang động,…. Bên cạnh đó, những khu rừng nguyên sinh với môi trường sinh thái độc đáo. Khung cảnh nên thơ với những dòng suối quanh co uốn lượn.

%Hahalolo tin tức%
@quynhanhkit, @chiquechi93

Từ mồng 6 tháng giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lúc này, hàng triệu Phật tử khắp bốn phương về đây dâng một nén hương cầu nguyện bình an và may mắn.

>>>Xem thêmTop 6 điểm ngắm bình minh siêu lãng mạn tại Việt Nam

3. Chùa Ông (Sài Gòn)

  • Địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng chùa Ông vẫn giữ cho mình không gian tâm linh uy nghiêm. Dù quy mô không lớn nhưng sự linh thiêng của ngôi chùa này nức tiếng xa gần. Với những câu chuyện tâm linh khiến ngôi chùa lúc nào cũng đông đúc du khách nườm nượp ghé thăm.

%Hahalolo tin tức%
@nguyen.c.a.o

Không chỉ là địa danh nổi tiếng để cầu nguyện điều may mà chùa Ông còn có lối kiến trúc độc lạ. Đó là lối kiến trúc tôn giáo văn hóa của người Hoa gốc Triều Châu. Mặc dù nằm gói gọn giữa Quận 5 sầm uất nhưng khi bước vào chùa tuyệt nhiên trật tự và yên tĩnh.

%Hahalolo tin tức%
@Iamnpthao, @lee_mew, @aiiinieee

Thời gian chùa Ông đông đúc nhất là vào dịp Tết người Hoa rằm tháng Giêng. Hàng nghìn người đổ về cầu tài, cầu bình an thậm chí là cầu duyên. Bên cạnh đó cũng có nhiều người đến để chụp ảnh lắm. Miễn là lịch sự và đừng gây mất trật tự là được nhé!

4. Chùa Bái Đính (Ninh Bình) 

  • Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Không những là ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất, chùa Bái Đính còn là ngôi chùa tâm linh nổi tiếng Việt Nam. Nằm trong khu danh thắng Tràng An, ngôi chùa này còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính vì thế mà quanh năm chùa tiếp đón hàng triệu người dân đổ về thăm.

%Hahalolo tin tức%
@ANHMABELL

Với tuổi đời hơn 1000 năm, đến nay chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn cũng như chứng tích Phật giáo qua nhiều triều đại. Không những thế, quần thể rộng lớn này còn được bao quanh bởi cảnh sắc non nước tuyệt đẹp.

%Hahalolo tin tức%
@anhmabell

Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch khi thời tiết mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Vào mùa này, du khách có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may. Ngoài ra còn được tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính.

>>>Xem thêm: TOP 5 điểm du lịch Cao Bằng nổi tiếng hoang sơ

5. Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

  • Địa chỉ: Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh

Nhắc đến Yên Tử là nhắc đến chốn linh thiêng trong tâm thức người dân Việt. Yên Tử còn được xem là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Hàng năm , Yên Tử vẫn là chốn bình yên để tìm về dâng hương thờ kính của nhiều Phật tử trong và ngoài nước.

%Hahalolo tin tức%
@chiquechi93

“ Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”

Con đường tìm về cõi Phật Yên tử khá gian nan vất vả cùng vô số các bậc thang uốn lượn. Cho nên đi Yên Tử như đúng nghĩa hành hương về đất Phật. Ngoài cảnh quan văn hóa tâm linh đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên tại đây cũng thu hút không kém. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông du khách đều có thể chiêm ngưỡng không gian huyền ảo nơi đây.

%Hahalolo tin tức%
@tq.huy0511

Đến hẹn lại lên, lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Thời gian này hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội để hành hương và vãn cảnh. Tham quan những chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ,.. như được lạc vào cõi tiên.

6. Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) 

  • Địa chỉ: 4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương hay còn được gọi là chùa Bà Bình Dương linh thiêng. Là một trong những ngôi chùa cầu tài nổi tiếng ở Bình Dương. Ngôi chùa này do  hội người Việt gốc Hoa đóng góp và xây dựng nên để thờ vị nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu.

%Hahalolo tin tức%
@Tuyết Lan

Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm. Đây còn là điểm hành hương quen thuộc của Bình Dương và các vùng lân cận. Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo.Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó du khách treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu.

%Hahalolo tin tức%
@lehatruc, @vydoan_vyvy

Quanh năm gần như ngày nào cũng có khách thập phương đến viếng chùa Bà. Đặc biệt, vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đó là dịp lễ hội chùa Bà diễn ra suốt hai ngày 14 và ngày 15. Lúc này, hàng vạn lượt người đến từ khắp cả nước kéo về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà.

Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY.

Nguồn: Tổng hợp