Sau trận lụt kỷ lục ở Venice 14/11/2019, hình ảnh mà người dân ở Venice đã quá quen thuộc trong thời gian qua, khi nơi đây bắt đầu vào mùa lụt hay còn gọi là Acque alte – kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn thản nhiên chụp ảnh, tham quan trong khi người dân địa phương lo sợ cho tương lai thành phố của các kênh đào ở Italy.
Được biết, Venice phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ thứ 5 bằng cách chế ngự các vùng nước xung quanh nó. Trong những thập kỷ gần đây, ngay cả khi mực nước biển dâng cao đe dọa nhấn chìm đất liền, nhiều người dân Venice tin rằng chính quyền vẫn tìm ra cách để phát triển, tồn tại. Nhưng những trận lụt lớn vào cuối năm 2019 khiến 85% diện tích thành phố chìm trong biển nước, đã khiến niềm tin đó lung lay.
Vào mùa lũ, tại vương cung thiên niên kỷ gần đó, nước vẫn xâm xấp trong hầm mộ ngay cả sau một ngày bơm nước ra khỏi ngôi mộ của một hồng y Công giáo La Mã.
Xung quanh các khu vực sầm uất nhất của thành phố, nước chảy khắp các tầng của các quán cà phê và cửa hàng kính Murano, thấm vào các hành lang của khách sạn, để lại mùi nước thải nồng nặc.
Nhân viên quét nước ra khỏi các cửa hàng, kiểm kê thiệt hại. Một số điểm du lịch đóng cửa. Khách du lịch xếp hàng di chuyển trên các lối đi bộ hẹp mà chính quyền dựng lên cao hơn so với mực nước ngập tại một số điểm du lịch. Cảnh sát nhắc nhở liên tục những du khách dừng lại để chụp ảnh “tự sướng” trong nước lũ.
Xung quanh các khu vực sầm uất nhất của thành phố, nước chảy khắp các tầng của các quán cà phê và cửa hàng kính Murano, thấm vào các hành lang của khách sạn, để lại mùi nước thải nồng nặc.
Ông Flavia Feletti, 77 tuổi, người sống ở Venice suốt 60 năm qua, trả lời trên Washington Post cho biết mình đã khóc, dù du khách vẫn thi nhau chụp ảnh. “Tôi e rằng chẳng còn giải pháp nào. Tôi ra ngoài vào ngày hôm sau trận lụt, thành phố lúc đó trông chẳng khác gì một đám tang”, ông nói
Nhìn bề ngoài, nhiều du khách nghĩ rằng Venice có thể phục hồi nhanh chóng, ngay cả sau những trận lụt thảm khốc nhất. Đó là lý do khách du lịch vẫn đổ xô tới đây trước dịch, bất chấp khi đó thành phố đang ngập đến gối. Họ vẫn xếp hàng để mua bánh, nhiều người chụp ảnh khi đứng trong nước lũ và vẫn có các cặp đôi tới đây để chụp ảnh cưới.
Nhưng người dân thì không cảm thấy vui vẻ trước những gì mình trải qua. Việc thành phố đối mặt với lũ lụt lặp đi lặp lại nhiều năm gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, các tác phẩm nghệ thuật, kiếm trúc quý giá của thành phố. Và trên hết, cuộc sống của người dân luôn khó khăn kèm theo đó bất tiện.
Thành phố đang có nguy cơ chìm xuống và biến mất trong vòng một thế kỷ nữa, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia. Điều này không chỉ đơn giản là thế giới mất đi một điểm du lịch nổi tiếng, mà hơn 50.000 người sinh sống ở đây không còn chốn dung thân.
Ông Aline Cendon, 52 tuổi, cho biết sau trận lụt năm 1966, nhiều người dân đã rời Venice. “Có quá nhiều du khách so với cư dân ở đây. Một thị trấn, một thành phố, mà không có người ở, thì sẽ còn lại gì? Nó mất đi bản chất của chính mình”, Cendon chia sẻ.
Nhiều người e ngại rằng, việc Venice chìm dưới nước chỉ là sự khởi đầu. Nhiều thành phố châu Âu cũng sẽ tiếp tục nối dài danh sách đó nếu như trái đất tiếp tục nóng lên. Trong nhiều thế kỷ, thành phố Venice đã chuyển hướng dòng chảy các con sông để bảo vệ đầm phá, mở rộng các công trình chắn lũ. Nhưng hiện nay, mực nước biển vẫn dâng cao vài mm mỗi năm.
Trong nhiều thế kỷ, Venice đã chuyển hướng các dòng sông để bảo vệ đầm phá và mở rộng các đảo chắn. Nhưng hiện tại, mực nước biển đang dâng lên vài mm mỗi năm.
Ngoài khơi, tại các cửa biển giữa những đảo chắn, một dự án lớn có tên MOSE nhằm tăng cường bảo vệ Venice đang bịt kín đầm phá. Ra mắt vào năm 2003, dự án từng được dự báo sẽ hoàn thành vào năm 2011, sau đó lùi sang 2014. Hiện tại, các dự án được kêu gọi hoàn thành vào năm 2022.
Một số chuyên gia nói rằng nếu mực nước biển dâng như dự đoán, các cửa biển sẽ cần phải được nâng lên vĩnh viễn, tạo ra một vấn đề nghiêm trọng không kém: Venice sẽ trở thành một đĩa petri (đĩa cạn có nắp dùng để cấy vi khuẩn) và đối mặt với các vấn đề về nước thải, tăng trưởng tảo và ô nhiễm vi sinh.
Hahalolo Tổng hợp