Đến miền Tây phải ghé ngay 5 khu chợ nổi độc đáo nhất Việt Nam

Nhắc đến miền Tây là không thể không nhắc đến các khu chợ nổi. Chợ nổi là một nét đẹp đặc trưng ở nơi đây, là loại hình giao thương độc đáo chỉ có ở miền sông nước. Dưới đây là 6 khu chợ nổi đặc sắc của miền Tây bạn nên khám phá nếu có dịp về vùng đất Cửu Long.

1. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là một khu chợ nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ vậy đây còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

%Hahalolo tin tức%
Ảnh:@tonbi_ko

Du khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo.

%Hahalolo tin tức%
ảnh: internet

Có dịp đến đây du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe câu vọng cổ miên man và ngắm những tà áo bà ba nườm nượp mua bán trên ghe vô cùng thú vị.

2. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Đây là khu chợ nổi lớn nhất ở miền Tây, được họp ở trên sông Cái Răng – Cần Thơ và chỉ cách trung tâm thành phố 6km. Du khách có thể di chuyển đến bến Ninh Kiều cách chợ tầm 4km và hành trình mất khoảng 30 phút đi bằng thuyền hoặc ghe.

%Hahalolo tin tức%
Ảnh: Zing.vn

Ngày thường chợ họp từ 3 giờ đến 9 giờ, nhưng những ngày giáp Tết, chợ dường như họp cả ngày, luôn sôi động và sầm uất. Nét nổi bật của khu chợ này chính là buôn bán các loại nông sản nổi tiếng như bưởi năm roi Vĩnh Long , quýt hồng Lai Vung hay sầu riêng Cái Mơn hay dừa sáp Trà Vinh …

%Hahalolo tin tức%
ẢNH: INTERNET

Ngoài trao đổi, mua bán thì du khách thập phương còn có thể thưởng thức những đặc sản ngay trên các ghe thuyền bán rong. Ngồi uống café hay vào các quán nhậu trên chợ nổi cũng sẽ là những trải nghiệm thú vị.

3. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng

Được biết đến là chợ nổi nằm trên con kênh, là nơi gặp gỡ giao nhau của 5 con sông Cà Mau, Vĩnh Qưới, Long Mỹ, Thanh Trì, Phụng Hiệp chảy về năm ngã. Được biết, con kênh này có tên là Phụng Hiệp, được người Pháp cho đầu khi chiếm hết 6 tỉnh Nam Kỳ (Nam Kỳ Lục Tỉnh) để mở rộng giao thông đường thủy, phát triển kinh tế và kiểm soát tình hình chính trị.

%Hahalolo tin tức%
Ảnh: Saigonphoto

Theo như lời của các vị cao niên, chợ nổi Phụng Hiệp (tên gọi ngày trước) ngày trước có rất nhiều Khmer, người Hoa lui tới để giao thương mua bán với người Việt. Tuy nhiên, dần về sau, không biết vì lí do gì nên càng ngày càng ít dần các thương buôn người Khmer và người Hoa, chỉ còn người Việt mình tứ xứ đổ về mua bán về nhau. Thế là dần dần, hầu hết các thuyền buôn, tàu buôn lớn đều là người Việt mình hết. Mới sáng sớm là tụ hợp với nhau, người mua, kẻ bán nhộn nhịp lắm!

%Hahalolo tin tức%
ảnh: internet

Nhìn chung thì chợ nổi Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng cũng như bao chợ nổi khác. Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hằng ngày. Tuy nhiên, chợ nổi Ngã Năm gây dấu ấn hơn khi tại đây có thể tìm thấy nhiều món ngon đặc sản đồng quê rất đặc trưng của miền Tây.

4. Chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè là nơi tiếp giáp của ba tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Đây được biết đến là một trong ba chợ đầu mối lớn nhất vùng miền Tây Nam Bộ cùng với chợ nổi Cái Răng và Phụng Hiệp. Vậy nên, không khí tại chợ nổi Cái Bè lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp với các ghe thuyền chở đầy thủy hải sản, rau củ quả, đồ gia dụng cho đến đồ ăn,…

%Hahalolo tin tức%
ảnh: luhanhvietnam

Chợ Cái Bè hoạt động cả ngày lẫn đêm, mỗi phiên chợ thường họp trong khoảng thời gian từ 2 giờ đêm đến 8 giờ sáng với hàng trăm chiếc ghe thuyền tụ họp lại để buôn bán, trao đổi các mặt hàng. Nơi đây vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng của nền văn hóa chợ nổi của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Với nhiều loại hàng hóa đa, chợ nổi Cái Bè nổi tiếng nhất với các loại trái cây chuyên canh tươi ngon như vú sữa Lò Rèn, quýt Cái Bè, bưởi da xanh,… hầu hết lượng trái cây tập trung tại đây được xem là nhiều nhất ở Tiền Giang và nhập về các tỉnh miền Nam, miền Bắc rất nhiều.

%Hahalolo tin tức%
ẢNH: LUHANHVIETNAM

Du khách đến đây sẽ có dịp trải nghiệm được những giây phút thoải mái, ăn đĩa bánh ướt, tô hủ tiếu, cháo lòng hoặc nhâm nhi tách cà phê ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên nơi đây.

5. Chợ nổi Long Xuyên – An Giang

Nằm trên dòng sông Hậu, chợ nổi Long Xuyên thuộc địa phận phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân An Giang là chính, chợ không sầm uất và phát triển du lịch được như những khu chợ nổi miền Tây khác. Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm ghe xuồng neo đậu trên sông bán đầy đủ các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống. Mặt hàng chủ yếu ở đây là các loại hoa màu như: rau, dưa, cà, cải, bí, khoai… và các món ăn vặt nổi tiếng của vùng đất An Giang như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn…

%Hahalolo tin tức%
ảnh: vietnamnet

Nếu bạn muốn đến một khu chợ yên bình, đậm chất Tây Nam Bộ và không cần mặc cả khi mua thì đây chính là lựa chọn tốt nhất.

%Hahalolo tin tức%
Ảnh: @quynhmai_289

6. Chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

%Hahalolo tin tức%
ẢNH: INTERNET

Điểm đặc biệt của chợ nổi Trà Ôn là nhóm họp theo con nước, buổi sáng chợ đông đúc nhưng tấp nập hơn là lúc con nước bắt đầu lên, nước càng lớn thì ghe, thuyền càng đông. Do đó du khách dễ dàng khám phá khu chợ này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đến đây du khách đừng bỏ quên món ăn đặc sản nổi tiếng là bún bò viên ăn kèm với rau chuối và nghe những điệu hát ngọt ngào củaTình anh bán chiếu, Dạ cổ hoài lang trên quê hương của nghệ sĩ lừng danh Út Trà Ôn.

%Hahalolo tin tức%
ẢNH: HALOTRAVEL
Xem thêm nhiều bài review và chia sẻ kinh nghiệm du lịch
trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch của Việt Nam TẠI ĐÂY.

Nguồn: Hahalolo tổng hợp