Phục hồi du lịch hậu COVID-19, biến thách thức thành cơ hội

Đại dịch COVID -19 đã tác động không ít đến các lĩnh vực trong đời sống, trong đó phải kể đến du lịch – ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Việc phục hồi du lịch hậu COVID-19 luôn có những thách thức nhưng bên cạnh đó vẫn có ngàn cơ hội được mở ra nếu chúng ta biết nắm bắt.

Tình hình du lịch sau ảnh hưởng của đại dịch COVID -19

Đại dịch COVID -19 đã và đang không ngừng tác động đến kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Riêng về du lịch, đây là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất trong đại dịch. Hàng ngàn khách sạn, nhà hàng phải đóng cửa trong thời gian dài, khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài vắng mặt do chính sách hạn chế đi lại để ngăn chăn lây lan của dịch bệnh. Thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp du lịch phá sản, tạm ngưng hoạt động, giải ngân cơ sở kinh doanh. Tác động của dịch bệnh COVID-19 phải nói khá nghiêm trọng đối với du lịch Việt.

Phục hồi du lịch hậu COVID-19, biến thách thức thành cơ hội

Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ mà tình hình dịch dần ổn định, Việt Nam được biết đến là nước chống dịch tốt, được đánh giá cao trên trường quốc tế. Đây cũng chính là thế mạnh, là đòn bẩy quan trọng giúp du lịch Việt Nam phục hồi, phát triển hậu COVID -19. Bên cạnh đó, các chính sách, phương pháp được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua cùng các chính sách riêng của từng địa phương cũng đồng thời giúp du lịch Việt phục hồi và phát triển.

Trong đó phải kể đến việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch để phù hợp với tình hình hiện tại, nâng cao và đổi mới sản phẩm du lịch, khai thác nguồn khách du lịch nội địa đầy tiềm năng cùng các biện pháp kích cầu du lịch của từng địa phương.

Ngành du lịch là ngành chịu tác động mạnh bởi đại dịch, nhưng đồng thời cũng là ngành dễ phục hồi sau đại dịch. Sau đại dịch, vấn đề sức khỏe và trải nghiệm cuộc sống và là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nắm bắt được nhu cầu du lịch của người dân, mong muốn có những điểm đến thích hợp, an toàn, thu hút để khám phá và hưởng thụ những thành quả lao động khi còn có sức khỏe và gắn kết cùng những người thân yêu. Đây chính là mọt trong những cơ hội giúp du lịch hồi phục.

Giải pháp phục hồi du lịch hậu COVID-19

Tạo thương hiệu “quốc gia an toàn” “điểm đến an toàn”

Vấn đề hàng đầu của du lịch hậu COVID-19 chắc chắn không thể quên “du lịch an toàn”. Việt Nam tự hào là một trong những điểm đến an toàn, tỉ lệ tăng thương hiệu quốc gia lên đến 29%, đi ngược lại với xu thế sụt giảm trên toàn cầu. Thương hiệu “quốc gia an toàn” đã nâng tầm hình ảnh và giá trị điểm đến Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Có được thương hiệu đó, chính là thành quả từ sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ Việt Nam, sự nỗ lực, quyết tâm của các Ban, ngành và địa phương, trong việc nhanh chóng khống chế nhiều lần bùng phát dịch trên cả nước.

Hiện tại khi chú trọng du lịch nội địa, ngoài thương hiệu quốc gia an toàn, du lịch Việt Nam cũng có thể đẩy mạnh thương hiệu “điểm đến an toàn” “địa phương an toàn” “điểm lưu trú an toàn”,… với các chính sách phát triển du lịch gắn với chính sách phòng, chống dịch của chính phủ. Có thể kể đến một số phương án như đôn đúc thực hiện đánh giá an toàn COVID-19 ở các cơ sở lưu trên toàn quốc, đề xuất hộ chiếc sức khỏe điện tử, hộ chiếu vắc-xin, phát triển du lịch an toàn trên từng vùng, miền và địa phương trên cả nước.

Được sự chấp thuận của chính phủ và chỉ đạo của Bộ Chính trị, thành phố đảo Phú Quốc sẽ là địa phương đầu tiên ở Việt Nam thí điểm mô hình Hộ chiếu vắc-xin đối với khách du lịch quốc tế. Đây là chỉ đạo đúng đắn và thiết thực của chính phủ, phù hợp với tình hình hiện tại của du lịch trong nước, nhằm định hướng giúp ngành du lịch phục hồi sau đại dịch. Đồng thời tiếp tục khẳng định thương hiệu Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện đối với bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế của du lịch Việt, không để chậm chân so với các nước trong khu vực.

Tạo thương hiệu “quốc gia an toàn” “điểm đến an toàn”
Vietnam Airlines thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe điện tử với ứng dụng IATA Travel Pass ẢNH: NGỌC THẮNG – IATA

Mới đây, hãng hàng không Vietnam Airlines thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe điện tử với ứng dụng IATA Travel Pass (ITP), đây cũng là một trong những cơ hội để du lịch Việt bước vào đà khôi phục phát triển. Được biết, hộ chiếu này có thể thay thế các loại thủ tục giấy tờ hiện nay và được tích hợp một số thông tin dữ liệu hỗ trợ như: sinh trắc học, kết quả xét nghiệm và tiêm phòng COVID -19. Hiện tại sẽ hỗ trợ các hành khách có nhu cầu bay quốc tế để đảm bảo được thông tin dịch tễ, đảm bảo thông hành được dễ dàng. Về sau IATA Travel Pass việc thực thi chính thức loại hộ chiếu này sẽ được tiến hành khi được các cấp thẩm quyền cho phép.

Phát triển du lịch bền vững – Đẩy mạnh du lịch nội địa

Trong buổi tọa đàm Du lịch Việt Nam 2021 -2023 – Những cơ hội trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã chia sẻ: “Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), nếu dịch bệnh được kiểm soát và toàn thế giới nới lỏng hạn chế đi lại vào giữa năm 2021, thì cũng sẽ mất thêm ít nhất 2 năm để du lịch quốc tế hồi phục bằng với mức của năm 2019. Vì vậy, cơ cấu lại thị trường mục tiêu, chuyển hướng tập trung vào thị trường gần và thị trường nội địa là kế hoạch phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch”.

Phát triển du lịch bền vững - Đẩy mạnh du lịch nội địa
Đẩy mạnh du lịch nội địa CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONG GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19 – ẢNH MINH HỌA: nois7

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc cân bằng giữa thị trường du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Nếu trước đây, không bị giới hạn đi lại và nhập cảnh, nguồn khách du lịch nước ngoài được đặc biệt chú trọng, tuy nhiên khi đại dịch bùng nổ và bước sang trạng thái bình thường mới, chúng ta cần nhìn nhận lại sự cân bằng giữa du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Đặc biệt đối với tình hình như hiện nay, du lịch nội địa được xem chính là cứu cánh, cần được chú trọng khai thác.

Đặc biệt hơn dân số của Việt Nam đang ở ngưỡng lý tưởng là khoảng 100 triệu dân. Đồng ý không phải 100 triệu dân ấy sẽ đều đi du lịch, nhưng theo thống kê số lượng người Việt du lịch trong nước hơn 1 lần trong 1 năm là rất nhiều. Đây chính là thế mạnh mà chúng ta cần phải khai thác, nếu khai thác tốt khả năng ngành du lịch có thể phục hồi chỉ trong 2-3 năm.

Chuyển đổi số – Xu thế chung của toàn cầu

Chuyển đổi số, số hóa ngành du lịch được xem là cơ hội và cứu cánh cho ngành du lịch trong giai đoạn hậu COVID -19. Từ các hoạt động xúc tiến quảng bá, định vị thị trường cho đến xây dựng sản phẩm, nâng tầm thương hiệu đều có mối liên quan với chuyển đổi số. Nói cách khác, chuyển đổi số cùng các ứng dụng công nghệ sẽ giúp số lượng khách hàng tiếp cận với các doanh nghiệp, cơ sở và dịch vụ nhiều hơn. Đồng thời việc chăm sóc khách hàng, quản lý, chi phí cũng sẽ được tối ưu đáng kể.

Chuyển đổi số - Xu thế chung của toàn cầu
xu thế chuyển đổi số đang dần được áp dụng ở du lịch Việt NAM – hình ảnh tọa tuần lễ chuyển đổi số huế 2021

Chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu của toàn cầu, chứ không chỉ riêng du lịch Việt Nam. Hiện, tại Việt Nam có thể thấy, nhiều doanh nghiệp đã có sản phẩm chuyển đổi số nhằm mang lại các giải pháp tối ưu cho du lịch giai đoạn mới. Trong đó phải kể đến công nghệ thực tế ảo, Quét mã QR để tra cứu thông tin điểm đến, thuyết minh tự động ở các di tích hay đơn giản hơn là các phần mềm mua sắm thương mại điện tử (TMĐT) và du lịch trực tuyến (OTA).

Hahalolo là mạng xã hội Du lịch tích hợp mua sắm TMĐT và du lịch trực tuyến OTA, ngoài mang lại giải pháp tối ưu cho việc cung cấp thông tin các điểm đến du lịch Hahalolo còn là ni mua sắm các trang thiết bị và sản phẩm du lịch dễ dàng, nhanh chóng chỉ bằng một vài phút lướt mạng. Từ vé máy bay, khách sạn, đến các tour du lịch trọn gói. Trong giai đoạn ảnh hưởng của hậu COVID -19, hiểu được nhu cầu muốn đi du lịch nhưng tình hình kinh tế sau đại dịch lại cực kỳ khó khăn của nhiều người, Hahalolo đã có giải pháp về tour trả góp. Tour trả góp chính là cứu cánh cho những đôi chân cuồng đi, thích tận hưởng cuộc sống mới mẻ nhưng lại “thiếu hụt kinh tế”.

Các giải pháp chuyển đổi số vừa hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ người có sở thích du lịch dễ dàng hơn bằng những biện pháp tối ưu. Chắc chắn đây chính là xu thế và là giải pháp tất yếu để phục hồi du lịch hậu COVID-19.

Làm mới sản phẩm cũ – phát triển sản phẩm du lịch mới

Đối tượng thay đổi, nhu cầu thay đổi tất nhiên điều mà du lịch cần đó chính là “làm mới”. Bởi lẽ phục hồi không đồng nghĩa sẽ trở về lại những đường đi cũ mà phục hồi chính là làm mới những sản phẩm cũ dồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới. Thay vì chú trọng vào việc kích cầu chỉ giảm giá, thì giờ đây có thể tăng giá trị du lịch trải nghiệm và chú trọng an toàn cho du khách. Hiện nay, rất nhiều du khách Việt Nam quan tâm về “lối sống xanh” góp phần xây dựng môi trường và cộng đồng địa phương bền vững. Người Việt dần mong muốn tìm đến những điểm du lịch nguyên sơ, bình yên, nơi họ có thể thư giãn thoải mái, gần gũi với thiên nhiên để bù lại những tháng ngày lo lắng vì dịch bệnh.

Làm mới sản phẩm cũ – phát triển sản phẩm du lịch mới

Đẩy mạnh các chương trình kích cầu tùy thuộc vào từng thế mạnh của địa phương. Đi từ các thông điệp ngắn gọn “Người Việt Nam đi du lịch Việt” “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” đến phát triển thế mạnh, khai thác tối ưu các ngày nghỉ cuối tuần, các ngày nghỉ lễ để du khách có những trải nghiệm ngắn ngày thú vị nhất.

Không thể phủ định việc làm mới giá cả, hoặc định hướng xây dựng các gói, tour chất lượng cao kết hợp, để có cơ hội bán chéo, bán thêm. Đồng thời có thể kết nối các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, hãng hàng không,… nhằm thúc đẩy cùng nhau phát triển, phục hồi nền du lịch.

>>> Xem thêm: Nhiều địa phương tung gói kích cầu du lịch 2021

Thời điểm hiện tại, chính là lúc ngành du lịch cần chú trọng đến những giải pháp, nắm bắt được các cơ hội để biến thách thức của du lịch hậu COVID-19 thành những cơ hội để phục hồi và phát triển. Việc xây dựng thương hiệu “quốc gia an toàn” chú trọng đẩy mạnh du lịch nội địa, làm mới và đổi mới, phát triển các nền tảng chuyển đổi số để phục vụ du lịch,… chính là những giải pháp căn bản đưa du lịch Việt Nam sớm trở lại đường đua.

Hahalolo