Vừa qua tỉnh Kiến Giang đã ban hành kế hoặc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho nhân dân TP. Phú Quốc. Hoạt động nhằm triển khai chủ trương sau của chính phủ, bộ Chính trị trong việc thí điểm sử dụng hộ chiếu vắc-xin để phục hồi du lịch ở một số địa phương kiểm soát dịch tốt và tiềm năng du lịch lớn. Đây là một trong những nỗ lực của cả TW và địa phương trong việc thúc đẩy, hồi phục du lịch Việt Nam.
Kế hoạch tiêm chủng ở Phú Quốc, chuẩn bị cho thí điểm đón khách quốc tế
Theo kế hoạch, đối tượng tiêm vắc-xin là người dân Phú Quốc và lực lượng lao động trên địa bàn có độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi với số lượng 127.607 người. Đối tượng ưu tiên cơ bản thực hiện theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ. Trong đó ưu tiên vắc-xin cho nhóm 1 và nhóm 2 đã tiêm mũi số 1. Đồng thời triển khai tiêm cho đối tượng thuộc nhóm 3, trong đó ưu tiên cho cán bộ, nhân viên, người lao động… làm việc trong các khu du lịch, khu vui chơi giải trí… đủ điều kiện để thực hiện chủ trương thí điểm đón khách du lịch quốc tế; nhân viên, người lao động và người dân… tham gia cung ứng các dịch vụ, hàng hóa… phục vụ các khu du lịch, khu vui chơi giải trí được chọn thí điểm.
Kiên Giang đặt mục tiêu phấn đấu 95% người dân trên địa bàn TP. Phú Quốc đủ điều kiện tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 được tiêm đủ mũi vắc-xin.
Phú Quốc được chọn làm thí điểm vì đây là điểm du lịch hấp dẫn, “đảo ngọc” trong du lịch biển của Việt Nam. Nơi đây cũng có đầy đủ cơ sở tầng, lưu trú, địa điểm tham quan, hơn nữa cộng đồng dân cư ít, khoảng 100.000 dân, tách biệt với đất liền, giao thông tốt…
Trong đề án cũng đề cập cụ thể đến việc đón khách, đảm bảo an ninh trật tự, nhập cảnh, xử lý tình huống liên quan đến dịch COVID-19 (nếu có), tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 70% người dân. Việc tiêm chủng dự kiến sẽ được tiến hành ngay sau khi nhận được vắc-xin đến tháng 9/2021.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn các bộ, ngành liên quan cần tập trung thực hiện cùng Bộ để tổ chức hoạt động thí điểm mang ý nghĩa quan trọng, kích thích du lịch phát triển, trong đó đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam.
Với đề án này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt ra mục tiêu kích hoạt lại hoạt động du lịch vốn là lĩnh vực nhạy cảm, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh đối với khách quốc tế, nhất là các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Á và trong khu vực…
>>>> Xem thêm: Sun Premier Village Primavera – Thị trấn Địa Trung Hải đẹp lịm tim ở Phú Quốc
Khoảng 27.000 hướng dẫn viên du lịch được xem xét, hỗ trợ
Bên cạnh thí điểm đón khách quốc tế ở Phú Quốc, trước tình hình dịch bệnh còn cằn thẳng, kéo dài ở một số địa phương, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của nhân dân đặc biệt và bộ phận hướng dẫn viên du lịch, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Hướng dẫn viên du lịch nội địa, quốc tế ở các công ty lữ hành, điểm du lịch cụ thể ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là gần 27.000 người.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc: “Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được ban hành tại Nghị quyết 68 của Chính phủ thể hiện sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.”
Để bảo đảm Nghị quyết 68 được triển khai ngay trong thực tế, ngày 7/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 23 trong đó có 4 điều, từ Điều 31 đến Điều 34 thuộc Mục 2, Chương VIII quy định chi tiết việc hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch, cụ thể về đối tượng, điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ và phương thức chi trả, hồ sơ đề nghị, trình tự và thủ tục thực hiện.
Trong đó, đặc biệt về thủ tục hành chính đã được cắt giảm tối đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, thể hiện ở mấy điểm sau:
- Một là, đơn giản hóa thủ tục đề nghị hỗ trợ, quy định 1 cửa tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho hướng dẫn viên du lịch là Sở quản lý du lịch ở địa phương;
- Hai là, đơn giản hóa hồ sơ đề nghị, chỉ gồm 02 loại gồm giấy đề nghị và hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên;
- Ba là, cắt giảm thời gian thẩm định đến mức tối đa, còn 04 ngày;
- Bốn là, hình thức nhận hỗ trợ sẽ được trực tiếp chuyển vào tài khoản của hướng dẫn viên, bên cạnh đó cũng có thể chọn nhận qua bưu điện hoặc trực tiếp.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 23, khoảng thời gian nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ kéo dài 06 tháng (từ ngày 07/7/2021 đến hết 31/01/2022), thời gian này đủ để hướng dẫn viên du lịch hoàn thiện hồ sơ và lựa chọn thời gian thích hợp để nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Hai tour du lịch Việt Nam vào top trải nghiệm tốt nhất thế giới
Bên cạnh giải pháp hỗ trợ kịp thời khó khăn cho đội ngũ hướng dẫn viên chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 kịp thời và giảm bớt các thủ tục rườm rà, Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan và địa phương vẫn luôn nỗi tìm giải pháp để cải thiện phục hồi ngành du lịch. Kế hoạch tiêm chủng ở Kiên Giang, Phú Quốc để chuẩn bị thí điểm đón khách du lịch quốc tế là cần thiết và quan trọng, trong việc dần tìm ra các giải pháp hợp lý, khôi phục du lịch, bắt kịp với ngành du lịch thế giới.
Tổng hợp