Du ngoạn chùa Tam Chúc – Điểm du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam

Chùa Tam Chúc một siêu công trình lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thiện và là ngôi chùa sở hữu nhiều báu vật quý hiếm trên thế giới. Hiện nay, mặc dù các hạng mục vẫn còn dang dở nhưng chùa Tam Chúc đã trở thành điểm đến tham quan và chiêm bái của du khách thập phương. Hãy cùng Hahalolo mục sở thị những điều đặc biệt ẩn chứa bên trong ngôi chùa đầy hoành tráng ấy ngay bây giờ nhé.

%Hahalolo tin tức%
@thienvy_lee

1. Chùa Tam Chúc nằm ở đâu?

Chùa Tam Chúc tọa lạc ở thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Toàn bộ quần thể chùa có tổng diện tích 5000 ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vỹ, như thể một “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam.

%Hahalolo tin tức%
@chuatamchuc

2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Tam Chúc

Vì chùa Tam Chúc chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn các phương tiện di chuyển như: xe bus, xe khách hoặc xe máy, ô tô tự lái…

Nếu đi bằng xe máy bạn có thể chạy dọc theo quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ tiếp tục chạy thẳng là đến được Hà Nam. Hoặc chạy quốc lộ 21B từ Ba La – Hà Đông cũng đi thẳng được đến nơi.

Còn nếu tự lái xe ô tô thì bạn có thể lựa chọn đi đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình để có thể đi nhanh hơn, đến nút giao Đại Xuyên rẽ phải rồi tiếp tục đi vào quốc lộ 1A. Hoặc chạy thẳng quốc lộ 1A từ Giải Phóng, tuy nhiên tuyến này sẽ đông phương tiện đi lại, hay bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm, vì vậy bạn nên xem bản đồ và thời gian để lựa chọn tuyến đường đi hợp lý nhé.

3. Khám phá quần thể chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình – Chùa Tam Chúc

Nhà khách Thủy Đình sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Tại đây, du khách sẽ check-in và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.

%Hahalolo tin tức%
@CHUATAMCHUC

Giá vé xe điện khứ hồi: 60.000 VNĐ/ 2 lượt/người
Giá vé đi thuyền khứ hồi: 200.000VNĐ/2 lượt/người.

%Hahalolo tin tức%
@CHUATAMCHUC

Bên trong Thủy Đình được bày biện rất trang nghiêm. Xung quanh đều có các bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh quan toàn cảnh của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

Cổng Tam Quan – Chùa Tam Chúc

Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc được xây dựng rất lớn. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Bến thuyền mà một địa điểm chụp ảnh lý tưởng không thể bỏ qua khi đến chùa Tam Chúc đó nha. Hai bên cổng Tam quan là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa.

Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình;  Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mội cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.

Tam điện nguy nga và rộng lớn

Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

%Hahalolo tin tức%
@chuatamchuc

Trên những bức phù điêu trong Phật điện Tam Chúc tấm phù điêu mang một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang cao phía 2 bên. Càng đi lên cao thì cảnh sắc sẽ càng hấp dẫn hơn; với những thác nước lớn chảy nhẹ và được bao quanh bởi những hàng cây xanh cùng nhiều loài hoa đẹp mắt.

%Hahalolo tin tức%
@CHUATAMCHUC

Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Nếu quan sát bằng mắt thường thì chúng ta có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch để lại. Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng. Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng thì bạn có thể check mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu điển tích.

Điện Quan Âm: Là nơi thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, đây cũng là nơi đầu tiên bạn đặt chân tới khi vừa đi qua cổng Tam Quan.
Điện Pháp Chủ: Là nơi thờ phật Thích Ca, đây là pho tượng bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, nặng 200 tấn. Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.
Điện Tam Thế: Tại đây bạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.

Chùa Ngọc – Đàn tế trời của chùa Tam Chúc

Đi qua Tam Điện chính bạn leo bộ một đoạn khá là xa thì sẽ đến được Chùa Ngọc. Nhiều bạn sẽ phải bỏ cuộc vì tính từ cổng tam quan, bạn càng đi sâu thì sẽ càng phải leo cao và đến được chùa Ngọc chính là một sự thử thách. Ngôi chùa được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Nên dù diện tích sàn chỉ có 13 m² thôi nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn.

%Hahalolo tin tức%
@dang_buihai
%Hahalolo tin tức%
@THIENVY_LEE

Bên cạnh những báu vật vô giá đã kể trên; chùa Tam Chúc còn sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.

Đình Tam Chúc

Ngôi đình thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Một ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

%Hahalolo tin tức%
@CHUATAMCHUC

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên,  đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

4. Nên đến chùa Tam Chúc vào khoảng thời gian nào?

Bạn có thể ghé thăm ngôi chùa này ở bất cứ thời gian nào, chùa mở cửa đón khách tham quan đến tận 21 giờ, nên nếu quá bận rộn với công việc thì bạn vẫn có thể ghé thăm vào buổi tối để thả lỏng tâm hồn.

%Hahalolo tin tức%
@thanhmk88

Thời điểm thích hợp để du lịch chùa Tam Chúc thường rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 lúc hoa sen đang nở rộ, đây cũng là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất, khí hậu cũng khá mát mẻ.

Còn nếu yêu thích sự nhộn nhịp bạn có thể tham quan chùa vào mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3, đến đây vào khoảng thời gian này, bạn sẽ được hòa mình vào nhiều hoạt động vui nhộn, hấp dẫn. Cứ mỗi mùa xuân nhà chùa sẽ có lễ khai hội và thông báo những lễ hội được diễn ra trong năm.

5. Những điều lưu ý khi đến chùa Tam Chúc

  • Khu du lịch Tam Chúc với diện tích 4000 ha. Bạn nên tham khảo bản đồ trước để tránh mất thời gian tìm đường nhé!
  • Vào các ngày lễ hội, phương tiện di lại nhanh gọn nhất luôn là xe ôm. Thuyền hay xe điện thường sẽ phải xếp hàng đợi rất lâu.
  • Bạn nên mặc những trang phục kín đáo, thoải mái khi đến chùa, tốt nhất nên đem theo giầy thể thao vì đoạn đường đi bộ trong chùa rất dài.
  •  Khi bước vào các điện thờ của chùa là nên bước vào từ cửa bên; không bước vào cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa.
  • Chỉ nên nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài. Hạn chế thắp hương bên trong chùa vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương và không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ.
%Hahalolo tin tức%
@nhimsoc13

Chùa Tam Quốc – Một công trình tâm linh hoàng tráng, mang vẻ đẹp hùng vỹ của non sông, đồng thời chứa đựng biết bao điều bất ngờ khiến người ta mong muốn được một lần ghé thăm và khám phá những điều đặc biệt đang ẩn dấu.

Chuyến đi du ngoạn chùa Tam Quốc đã đến điểm dừng chân cuối cùng, Hahalolo hy vọng bạn trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức cần thiết để bắt đầu cho chuyến du lịch Hà Nam, đến với chùa Tam Quốc trong thời gian sắp tới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Hahahlolo, đừng quên chia sẻ cùng Hahalolo những khoảnh khắc thú vị của bạn trong các chuyến hành trình tiếp theo nhé.

Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY.

Hahalolo Tổng hợp