Không phải những cây cầu lộng lẫy hiện đại, mà chính 2 cây cầu ngói này đã góp phần làm nên biểu tượng của một vùng đất xứ sở, thậm chí còn là niềm tự hào của Việt Nam trước bạn bè thế giới. Cùng Hahalolo khám phá 2 cây cầu ngói bên dưới nhé!
Cầu ngói Thanh Toàn
“Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui”
Nằm trên dòng sông Như Ý đầy thơ mộng cầu ngói Thanh Toàn chính là một trong những biểu tượng khó quên của một vùng quê đầy bình yên ở Huế. Tọa lạc tại làng Thanh Thủy Chánh, thị xã Hương Thủy, Cầu Ngói Thanh Toàn từ lâu biết đến là địa điểm xanh mát, yên bình và vô cùng độc đáo đối với du khách gần xa.
Theo thông lệ, cứ 2 năm một lần, tại cầu Ngói lại diễn ra “Chợ Quê ngày hội” một trong những chương trình đặc sắc quảng bá văn hóa Huế nói chung và văn hóa miền quê Thanh Thủy Chánh nói riêng. Vào những ngày này lượng du khách tìm đến với cầu Ngói luôn nườm nượp. Người ta nôn nao đến để đắm chìm vào không gian văn hóa cực kỳ đặc sắc, ở đó có tiếng hò giã gạo ngọt lịm, tiếng cối xay, máy nước đưa ta về những cảm xúc thanh bình. Đ
Đặc biệt hơn, du khách còn có thể tận tay trải nghiệm làm nghề “chằm nón” truyền thống xứ Huế, tham gia các trò chơi dân gian như gõ om, bịt mắt bắt dê, hay ngắm nhìn những chú tò he rực rỡ màu sắc. Điểm hấp dẫn du khách không dừng lại ở đó mà còn có “bài chòi” một trò chơi mà mọi lứa tuổi đều đam mê. Cứ về cầu ngói Thanh Toàn mà thấy nơi nào người ta túm tụm đông nhất, vang vang mấy câu hò vui tai, thì chính là đấy.
>>> Xem thêm: Đi theo bóng mặt trời khám phá 3 điểm ngắm hoàng hôn xứ Huế tuyệt đẹp
Bên cạnh những ngày hội thường niên, hằng ngày cầu Ngói còn là nơi dừng chân cho nhiều người vào những trưa hè oi bức nơi xứ Huế. Đồng thời, cạnh cây cầu chính là ngôi chợ cùng tên “chợ Thanh Toàn”, nên nếu đến đây vào những ngày thường bạn vẫn có thể trải nghiệm văn hóa chợ quê đầy thú vị nơi đây.
Bên cạnh những trải nghiệm thú vị, kiến trúc “thượng gia hạ kiều” với 3 gian đầy độc đáo, cầu ngói Thanh Toàn còn là điểm check in khiến nhiều người mê mẩn. Lối kiến trúc cổ kính, lại tọa lạc tại không gian xanh mướt, cực kỳ thích hợp cho những bức hình sống ảo trăm ượt yêu thích. Có dịp đến với phố Huế mộng mơ, đừng quê ghé thăm cây cầu đầy độc đáo này bạn nhé!
Địa chỉ: Làng Thủy Thanh Chánh, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế.
Chùa Cầu – Hội An
“Ai qua phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu”
Không còn xa lạ với nhiều người, Chùa Cầu Hội An chính là địa điểm cực kỳ nổi tiếng và là biểu tượng của phố Hội. Đối với rất nhiều người, nếu đã đến Hội An thì nhất định không thể nào quên Chùa Cầu. Và đây cũng là một trong 2 cây cầu ngói mà Hahalolo giới thiệu đến bạn.
Nói về độ nổi tiếng của Chùa Cầu, có lẽ không cần phải bàn cãi khi biểu tượng này chính là biểu tượng được in trong tờ tiền có mệnh giá 20.000 VND. Chính điều thú vị này cũng đã khiến nhiều du khách yêu thích và tìm đến với Chùa Cầu nhiều hơn nữa.
Vì tọa lạc ngay thành phố Hội An cổ kính trên con sông Hoài thơ mộng, nên Chùa Cầu hầu như quanh năm đều đông đúc và tấp nập du khách ghé thăm. Thế nhưng chưa dừng lại ở đó, vào một số ngày lễ đặc biệt, đây cũng chính là nơi tái hiện khung cảnh “Ký ức Hội An” với thương cảng sầm uất, cũng những đặc trưng văn hóa độc đáo. Nếu ghé Chùa Cầu vào những dịp này, chắc chắn bạn sẽ được mãn nhãn với khung cảnh tái hiện có một không hai này.
Chùa Cầu cũng chính là địa điểm check in, cực kỳ đẹp khiến mọi con tim đều “đổ gục”. Chiếc view tuy vô cùng quen thuộc nhưng mỗi người lại có những bức hình đẹp theo cách riêng nhất. Nếu muốn hình đẹp xuất thần, đừng quên sắm cho mình bộ cánh xinh xinh theo phong cách vintage, hoặc áo dài truyền thống cũng cực kỳ xinh.
>>> Xem thêm: Top 3 món ngon Hội An mang cả tâm hồn phố Cổ
Địa chỉ: Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.
Nếu như Chùa Cầu Hội An được xây dựng vào những năm thế kỷ 17 nhờ tiền quyên góp của các thương nhân Nhật Bản thì cầu ngói Thanh Toàn lại là cây cầu được xây dựng bởi bà Trần Thị Đạo, một người yêu mến quên hương, thấm thía được những nổi khó khăn của người dân khi không có chiếc cầu đi lại. Đến nay cả 2 cây cầu ngói đều đã trải qua thời gian hàng trăm năm, tuy nhiên vẫn còn giữ nguyên những giá trị văn hóa và kiến trúc cổ kính riêng biệt.
Nếu bạn là một tín đồ của những nét văn hóa cổ xưa, yêu Hội An cổ kính, yêu Huế mộng mơ, thì nhất định không thể bỏ qua 2 cây cầu ngói mà Hahalolo đã giới thiệu trên nhé!
Hahalolo tổng hợp