Việc đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành một thói quen của bất cứ gia đình nào ở Việt Nam, dần dần tạo nên một nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Cầu tài, cầu phúc, cầu chúc cho một năm mới an lành và may mắn. Nếu chưa biết đi đâu thì xem ngay gợi ý của Hahalolo về những điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn nhất dưới đây.
1. Lễ Chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Chỉ cách Hà Nội khoảng 100km và hơn một giờ đi xe, Chùa Bái Đính là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc nổi tiếng nhất, chùa thuộc địa phận của quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa ở mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng là một khu du là một khu du lịch tâm linh núi chùa rộng lớn nhất Đông Nam Á mà còn thu hút bao Phật tử và khách thập phương về viếng thăm mỗi ngày và đặc biệt là những ngày Tết đến xuân về.
Một ngôi chùa nổi tiếng với sự tôn kính và linh thiêng, cứ mỗi dịp Lễ hội chùa Bái Đính người ta lại ùa về đây cầu tài, cầu lộc cầu cho một năm mới bình an, tốt đẹp đến với cả gia đình. Nếu có dự định chọn một điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc thì bạn nên lưu ý chùa Bái Đính khai hội vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch để xếp cho mình một lịch trình hợp lí.
Ngoài ra, về với Bái Đính du khách còn có thể kết hợp một chuyến du xuân đầu năm lênh đênh trên thuyền xuôi theo mái chèo ngoạn cảnh Tràng An – non nước hữu tình.
2. Đền Trần – ngôi chùa nổi tiếng có ấn Vua ban
Đền Trần ở Nam Định – ngôi đền không lớn nhưng nổi tiếng là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc linh thiêng nhất được mọi người hết mực quan tâm. Là nơi thờ các vị vua nhà Trần, cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Ở ngôi đền ấy có nghi thức khai ấn đầu năm độc đáo, xin tờ ấn, sớ với nguyện ước thăng tiến trong sự nghiệp.
Người người về đây những ngày lễ Khai Ấn (chỉ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng) để cầu chúc những điều tốt đẹp cho gia đình. Con trẻ thì về đây cầu tài, cầu cho học hành tiến tới, người lớn thì cầu phúc cầu lộc, cầu cho năm mới bình an và đầy may mắn.
Tương truyền rằng, ngôi đền xưa kia vinh hạnh được Vua ban ấn và người nào xin được ấn đóng trên lụa đỏ sẽ là người may mắn nhất năm, đặc thọ, đắc lộc. Trải qua bao nhiêu năm, năm nào cũng vậy đêm 14 tháng Giêng khai ấn, khách từ khắp phương ùa về để xin cho mình ấn may mắn dịp đầu năm.
3. Chùa Yên Tử – nơi đất tổ của Phật Giáo của cả đất nước
Nằm cao vút trên đỉnh núi Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh, là ngôi chùa mà xưa kia vị vua Trần Nhân Tông chọn ở lại để tìm đến cõi Phật sau khi nhường ngôi lại cho con trai. Được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam” ngôi chùa chẳng những nổi tiếng linh thiêng mà còn là ngôi chùa có cảnh sắc đẹp và độc đáo nhất nhì trên cả nước. Chẳng cần mỗi dịp đầu xuân năm mới, người người về hành hương đất Phật quanh năm, ai cũng muốn một lần được về với nơi đây để tỏ lòng hướng Phật, thành kính thành tâm cầu khấn.
Lưu ý lễ chùa đầu năm chùa Yên Tử, hội xuân nơi này được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3. Về với Yên Tử nơi lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Về với Yên Tử – phúc địa, linh địa nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được ghi vào điển thờ.
>>>Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội – Yên Tử – Chùa Đồng
4. Chùa Ba Vàng – ngôi chùa có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử
Địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc cũng nổi tiếng không kém những ngôi chùa trên chính là chùa Ba Vàng. Cũng nằm ngay trên địa phận Uông Bí, Quảng Ninh ngôi chùa mang tên Ba Vàng tương truyền có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng nổi tiếng với khu chùa rộng lớn và cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng thiên nhiên hòa quyện.
Gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Thiền Sư, hậu duệ của Tam tổ Trúc Lâm chùa Ba Vàng giờ đây là một điểm du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng được các tín đồ và du khách khắp thập phương về viếng thăm hằng năm, đồng thời cũng là nơi tu học của rất nhiều Phật tử.
5. Đền Bà Chúa Kho – Niềm tin về vị nữ Thánh cai quản kho lương
Đâu cần vào ngày khai hội 14 tháng Giêng âm lịch, ngôi đền thờ vị nữ Thánh cai quản kho lương ấy khi nào cũng có có người tới viếng thăm. Nằm ngay cạnh Hà Nội thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc được rất nhiều người hướng về đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán.
Tương truyền, ngôi đền cổ kính ấy rất linh, người làm ăn đầu năm đến đây “mượn vốn” với mong muốn làm ăn phát đạt, vốn liếng cả năm sung túc, dồi dào. Đến cuối năm, ai vay thì lại về đây đi trả, vừa là tạ ơn Bà Chúa đã phù hộ cho một năm kinh doanh thuận lợi vừa là “trả vốn” cầu may.
Những ngày Tết đến xuân về nơi đây chẳng những đón tiếp giới kinh doanh mà còn có vô vàn tín đồ khác, họ không đến “vay vốn” Bà Chúa Kho mà tới “xin lộc rơi lộc vãi”, cầu cho sức khỏe và bình an.
6. Đền Thác Bờ
Viếng thăm Đền Thác Bờ – nơi thờ Bà chúa Thác Bờ uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa và hùng vĩ, sau lưng là núi, trước mặt là sông nước hữu tĩnh, thuyền bè qua lại.
7. Chùa Hương – về với non nước hữu tình cầu may, cầu lộc, cầu bình an
Nằm ngay ở Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một trong những điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc không thể không nhắc tới. Ngày xuân người người về đây đông không kể hết, ai ai cũng muốn hành hương về ngôi chùa linh thiêng nhất cả nước để cầu chúc tốt đẹp cho gia đình. Người cầu lộc, cầu thọ, cầu tài, hàng năm, cứ đến những ngày lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về hội xuân
>>> Xem thêm: Nô nức trẩy hội chùa Hương – hành trình tìm về cửa Phật đầu năm
8. Đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy
Đền Bảo Hà thuộc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 70 km ngụ dưới chân đồi Cấm, soi bóng xuống dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa. Ngôi đền linh thiêng giữa miền Tây Bắc điệp trùng thu hút bao người về đây cầu tài cầu lộc.
Với phong cảnh hữu tình và mang nhiều giá trị lịch sử nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách. Tương truyền rằng, dù có đi đâu nhưng cầu tài cầu lộc thì phải tới viếng thăm đền ông Hoàng Bảy thần vệ quốc, đánh giặc và bảo vệ biên cương.
Hành trình lên miền Tây Bắc, làm lễ dâng hương tại đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy, lễ Đền Cô Tân An – thờ bà Nguyễn Hoàng Bà Xa
9. Đền mẫu Đồng Đăng
Du xuân đầu năm, đến lễ chùa, cầu tài lộc tại đền mẫu Đồng Đăng, thăm quan động Tam Thanh, Nhị Thanh kết hợp với mua sắm tại chợ biên giới Tân Thanh, chợ Đông Kinh…từ lâu đã trở thành một hành trình quen thuộc với rất nhiều người mỗi dịp đầu năm mới.
Nếu có muốn nguyện cầu sự chở che của đấng linh thiêng, cầu mong một năm bình an, hạnh phúc thì phải về Mẫu Đồng Đăng viếng thăm ngôi đền Mẫu cổ kính trên đỉnh núi, để dâng hương, lễ mẫu.
Lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta mỗi dịp Tết đến xuân sang. Cầu mong cho một năm mới an khang, hạnh phúc, thịnh vượng. Những địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc này dù xa hay gần, thế nhưng mọi người đều mong ước về những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình.
Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY
Hahalolo Team (Tổng hợp)