Nô nức trẩy hội Chùa Hương _ Hành trình tìm về cõi Phật đầu năm

Mỗi dịp đầu xuân là bắt đầu mùa trẩy hội.Trẩy hội chùa Hương được xem là hành trình tìm về một miền đất Phật – nơi trác tích Quan Thế Âm Bồ Tát ứng thiện tu hành. Trong không khí rộn ràng của mùa xuân sang, người ta nô nức tìm về di tích văn hóa chùa Hương, Hương Sơ – Mỹ Đức – Hà Nội để dâng lên một nén hương, một lời cầu nguyện cầu mong một năm mới tốt lành.

“ Mờ mờ sương tỏa đò buông

Rủ nhau trẩy hội chùa Hương chốn này

Một vùng quần thể trời mây

Non xanh, nước biếc đắm say lòng người.”

Đỗ Văn Đức _ Mùa xuân trẩy hội chùa Hương

%Hahalolo tin tức%
lễ khai hội chùa Hương đã chính thức diễn tại sân Thiên Trù, chùa Hương, huyện Mỹ Đức- ảnh: sưu tầm

Chùa Hương được biết đến là một danh thắng nổi tiếng và là ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất Việt Nam, không chỉ bởi cảnh đẹp nên thơ khiến lòng người rung động, thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Hằng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơ, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước thu hút hàng triệu Phật tử khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.

Nên đi chùa Hương vào thời gian nào ?

Ngày mồng 6 tháng giêng hằng năm là ngày khai hội chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương và sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch nhưng thời điểm đỉnh điểm là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những họat  động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.

%Hahalolo tin tức%
Dòng người đông đúc tại chùa Thiên Trù ảnh: sưu tầm

Đường đi đến chùa Hương

Chùa Hương cách trung  tâm thủ đô Hà Nội 62km về  phía Tây Nam.Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội.

Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó bạn đi theo quốc lộ 21B  đến thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km là tới địa phận chùa Hương và hỏi đường đi chùa Hương.

Hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

 Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
%Hahalolo tin tức%
hượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì chùa Hương dâng hương cầu Phật một năm an lạc, “Quốc thái dân an” – ảnh: sưu tầm

Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.

Động Hương Tích

%Hahalolo tin tức%
ảnh: sưu tầm

Động Hương Tích được xem là Nam Thiên đệ nhất động – động đẹp nhất Việt Nam. Trong động là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nhìn toàn cảnh, động Hương Tích nhìn giống như một cái đầu Rồng đang há miệng vờn ngọc, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng còn những khối thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng…mà đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước.Từ cửa động, du khách phải đi thêm 120 bậc thang dẫn xuống động. Lối đi xuống rất đẹp, hai bên là cây và đá rêu phong phủ kín khiến du khách như lạc vào chốn thần tiên. Trước cửa động nhìn sang là một ngọn núi nhỏ, tròn xinh giống như viên ngọc minh châu, thường được gọi là thung Cháu (hay một số người lại gọi lài thung Châu). Quả núi có động Hương Tích là núi cao thứ nhì trong toàn hệ thống núi rừng Hương Sơn.

%Hahalolo tin tức%
ảnh: sưu tầm

Ngoài những bức tượng tự nhiên, động còn được con người thổi hồn vào để làm nên những kiệt tác thạch nhũ tuyệt đẹp. Hàng năm có rất nhiều lượt khách đến động Hương Tích để ngắm cảnh, cầu bình an…

Đền Trình

%Hahalolo tin tức%
một góc đền trình – ảnh: sưu tầm

Đền Trình hay còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ là một ngôi đền cổ nằm bên dòng Yến Vĩ, dưới chân núi Ngũ Nhạc, cách bến đò Yến Vĩ 500m.

Muốn đến được đền Trình du khách phải đi đò hơn 10 phút. Theo truyền thuyết kể lại, đền Trình từ xưa là nơi thờ một thần tướng có công đánh đuổi giặc Ân phò vua Hùng Huy Vương.

Đến với đền Trình, ngoài việc dâng hương cúng viếng, du khách còn được thư giãn trong không khí thanh tịnh của đền. Phong cảnh núi Ngũ Nhạc cạnh đền Trình cũng rất đẹp để du khách thưởng ngoạn, ngắm cảnh.

Chùa Thiên Trù

%Hahalolo tin tức%
Không gian thanh tịnh, bình yên là điều mà mọi du khách đều cảm nhận được khi đến chùa – ảnh: sưu tầm

Nếu đã đến thăm chùa Hương, du khách cũng nên đến du lịch tại chùa Thiên Trù rất nổi tiếng tại Hương Sơn. Chùa có niên đại hơn 400 năm (được xây dựng vào năm 1686).

Trải qua nhiều năm chiến tranh, chùa bị phá hủy vào năm 1945, di tích còn sót lại của chùa chỉ còn tháp Thiên Thủy và tháp Viên Công.

Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại theo nguyên bản nhỏ hơn ngôi chùa cũ vào năm 1988.

Chùa Thiên Trù được xây dựng gồm 4 cấp: cấp thứ nhất có 1 cổng lớn đề Nam Thiên Môn, cấp thứ hai có một đỉnh to xây bằng gạch, cấp thứ ba là tam quan (gồm gác chuông, gác khánh và gác trống), cấp thứ tư là chùa chính với kiến trúc nguy nga tráng lệ.

Trong khuôn viên của chùa, ngoài ngôi chùa chính còn có tháp Viên Công xây bằng gạch vô cùng tinh xảo là biểu tượng còn sót lại của kiến trúc thời Hậu Lê.

Ngoài ra, chùa còn có tháp Thiên Thủy, hồ Bán Nguyệt và nhiều điểm du lịch vô cùng đẹp khác.

Kinh nghiệm khác khi du lịch chùa Hương

  • Đến du lịch chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
  • Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn.
  • Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa. Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình.

Nguồn: Hahalolo Tổng Hợp