Đại lễ Phật đản Vesak năm 2020 – Phật lịch 2564

Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công Nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật). Mỗi nước tổ chức kỷ niệm ngày Tam Hiệp (Vesak) vào thời gian khác nhau tuỳ theo quan niệm.

%Hahalolo tin tức%
Lá Bồ Đề mạ vàng thể hiện cho sự tôn quý như chính lòng tin của mỗi người về đức Phật.

Đại lễ Phật đản 2020 diễn ra lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn các chùa, cơ sở tự viện, tăng ni và phật tử… về những điểm mới cần biết.

Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu: Tổ chức Phật đản tại nơi trang nghiêm ở tư gia, không tập trung nhiều gia đình, không tổ chức đông người. Kết nối trực tuyến online với các chùa, cơ sở tự viện, trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp để bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật và cầu nguyện bình an. Việc cử hành Đại lễ Phật đản với thành phần không quá 20 vị, yêu cầu các đại biểu tham dự lễ phải theo dõi y tế, thân nhiệt, sức khỏe trước ngày diễn ra đại lễ 2 tuần; không tổ chức rước xe hoa, không tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng và tất cả các hình thức tập trung đông người.

Đại lễ Vesak qua 2 lần tổ chức tại Việt Nam

Vào các năm như 2008 và 2014, Việt Nam là một trong những quốc gia có vinh dự đăng cai Đại lễ LHQ Vesak.

Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. Lần thứ nhất, Việt Nam đăng cai và phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak 2008 tại Thủ đô Hà Nội.

Với lần tổ chức đầu tiên, đã có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo đã tham gia với trên 850 vị khách quốc tế là đại biểu chính thức, trên 10.000 tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước tham dự với nhiều diễn đàn và hoạt động. 

%Hahalolo tin tức%
Nghi thức thả chim bồ câu tại Đại lễ Vesak năm 2014 (@ảnh: internet)

Lần thứ hai, Đại lễ Vesak năm 2014 tại Bái Đính tỉnh Ninh Bình. Việt Nam đã mời 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với trên 1050 đại biểu quốc tế chính thức và hơn 600 du khách quốc tế tham dự.

Đại lễ với sự tham gia của trên 20.000 tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước với nhiều hoạt động phong phú.

Hai lần Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong tình cảm bạn bè và Phật giáo thế giới về đất nước, con người Việt Nam, thể hiện sự lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam,…

Hahalolo Tổng hợp