Du lịch Huế và những kinh nghiệm dành cho người trót “phải lòng” cố đô

Nếu bạn là một người yêu Huế, chắc chắn không thể bỏ qua bài review hành trình khám phá Huế cực chi tiết của cô nàng Hạnh Hạnh sau đây. Hãy cùng khám phá tất tần tật những điều cần lưu ý, những nơi cần đến khi du lịch Huế ngay nhé!

%Hahalolo tin tức%

Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788 – 1801) và nhà Nguyễn (1802 – 1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hoá – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

%Hahalolo tin tức%

Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

1. Thời gian nên đi du lịch Huế

Du lịch Huế nên đi mùa nào? Vâng, với một người đi Huế nhiều hơn về quê thì tui có chia sẻ thế này. Huế có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 cho đến tháng 8, căng nhất có thể từ 35-40 độ, nắng gắt và hoàn toàn có thể khiến làn da bạn dưỡng bao năm trở nên tối hơn cả bóng đêm thần thánh.

%Hahalolo tin tức%

Còn mùa mưa thì kéo dài từ tháng 8 cho tới tháng 1, khi tôi đang viết những dòng này thì tui đã ở Huế ngày thứ 8 trong mùa mưa đầu tháng 1, nhiệt độ dao động từ 18- 20 độ, vừa lạnh vừa mưa ấy, mà không phải mưa theo cơn, theo đợt như Hà Nội, Sài Gòn hay những nơi khác, mưa ở Huế dai dẳng không thấy điểm dừng như cách tui mông lung về người yêu, mưa từ sáng tới đêm tới sáng hôm sau và tới nay là ngày thứ 8. Các bác hãy cân nhắc kĩ về thời gian này.

Đẹp nhất là từ đầu tháng 2 tới tháng 3, thời tiết lúc này đẹp, nắng không gắt và trời cũng mưa không quá nặng. Hoặc tháng 9-10 cũng đẹp, có hoa bằng lăng tím.

2. Di chuyển

2.1 Cách di tuyển đến Huế

Máy bay: Là thành phố lớn của miền Trung, Huế cũng có sân bay Phú Bài để thuận tiện cho việc di chuyển. Nhưng vé Huế thì giá thay đổi theo từng đợt, hoặc muốn nhanh gọn rẻ hơn thì mọi người bay Đà Nẵng, chơi ĐN 1-2 ngày rồi đến Huế.

%Hahalolo tin tức%

Xe lửa: Tin tui đi, với những ai tiền đình tốt thì xe lửa cực kì phù hợp, như tui say đủ thứ trên đời, từ xe máy, oto, tàu hoả, máy bay, cano thì những phương tiện đi dài thế này tui hông chịu được. Xe lửa chạy từ Huế ra Hà Nội dài khoảng 16-17 tiếng nhé.

Xe khách: ái chà, phương tiện ngon, bổ rẻ đây rồi: giá dao động từ 250k – 500k, thời gian di chuyển khoảng 13-14 tiếng, điểm qua vài hãng như Camel Travel, KT Travel, Thuỷ Ngân, Tín Nghĩa đối với khu vực miền bắc và Tâm Minh Phương, Hoàng Long, Hoàng Hà, Tiến Tiến với khu vực miền nam.

Xe máy, moto: đây là phương tiện thần kì cho các bạn say xe, mỗi tội đi mất thời gian hơn rất nhiều nhưng bù lại cảm giác rong ruổi trên các cung đường thì không chê vào đâu được.

2.2 Di chuyển ở Huế

  • Đương nhiên vẫn là xe máy, giá khoảng 100k/ngày với xe số và 120k-200k cho xe ga.
  • Xe đạp cho thuê tại gần Đập Đá, chủ tiệm vừa cho thuê vừa sửa xe, giá khoảng 60k/ngày (bạn Tah Hye góp ý cho tui)
  • Ngoài ra đi bộ ngắm nhìn cảnh đẹp và đi xích lô thì khoảng 15-20k/h cũng là một lựa chọn hay.

3. Ở đâu khi đi du lịch Huế?

Mệnh danh là vùng đất cố đô, di sản văn hoá thì nơi đây sẽ không thiếu homestay, hotel, nhà nghỉ, điểm qua có thể kể đến:

%Hahalolo tin tức%
  • Deja Vu Homestay: số 3 ngõ 191 Điện Biên Phủ, Trường An. Chị chủ rất dễ thương, nhiệt tình, bữa chị mua cho bún bò ngon lắm, mà quên không hỏi chị mua ở đâu.
  • Silkpath Hightea: (Khách sạn 5 sao) số 2 Lê Lợi, dịch vụ đỉnh đỉnh đỉnh và phòng cũng rất đỉnh luôn.
  • SMLXL Hue: có thể nói đây là homestay ở Huế nổi nhất tới thời điểm hiện tại, tui chưa ở nhưng xem review có vẻ okela lắm.

>>> Xem thêm: Review Huế 5N4Đ – Huế buồn hay bình yên?

4. Du lịch Huế Huế thì đi đâu?

Note: tuỳ vào số ngày đi mà mọi người có thể mua combo cho rẻ nhé.

4.1  Imperial City

Cố đô Huế đương nhiên phải có kinh thành Huế. Nói tới đây chính là Đại Nội. Kinh thành Huế là địa điểm mà bất kỳ kinh nghiệm du lịch Huế nào cũng không thể bỏ qua. Là kinh đô của triều Nguyễn trong suốt 143 năm, kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Kinh thành Huế có diện tích đến 520 ha và được chia thành hai phần: nơi dân thường và quan lại sinh sống, và Hoàng Thành – nơi sống và làm việc của vua và hoàng tộc.

%Hahalolo tin tức%

Nói đơn giản, Hoàng thành là vòng thành thứ hai trong quần thể kinh thành Huế, là nơi vua quan triều Nguyễn làm việc. Vòng thành cuối cùng của kinh thành Huế chính là Tử Cấm Thành, gồm các cung điện nơi vua và hoàng gia sinh hoạt hằng ngày.

Để hoàn thành một số lượng công trình đồ sộ bên trong Hoàng thành là một quá trình dài của nhiều đời vua. Tuy nhiên tất cả đều được xây dựng theo các nguyên tắc chặt chẽ trong kiến trúc thời phong kiến, sử dụng các chất liệu sang trọng bậc nhất như ngói lưu ly, gạch Bát Tràng tráng men, sơn thếp long – vân…

Giá vé: 200.000 đồng

4.2 Minh Mang Tomb (Lăng Minh Mạng)

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng (孝陵, do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính. Lăng này là lăng mà tui thích nhất trong số những lăng tui từng tham quan luôn.

%Hahalolo tin tức%
  • Địa chỉ: QL49, Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
  • Giá vé: 150.000 đồng

4.3  Lăng Khải Định

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng (應陵) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.

%Hahalolo tin tức%
  • Địa chỉ: Thuỷ Bằng, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế
  • Giá vé: 150.000 đồng

4.4 Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất Tự Đức, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ (萬年基), sau cuộc Loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung (謙宮). Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng (謙陵).

%Hahalolo tin tức%
  • Địa chỉ: Thôn Thượng Ba, Thành Phố Huế
  • Giá vé: 150.000 đồng

4.5  Cung An Định

Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát – Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

%Hahalolo tin tức%
  • Địa chỉ: 179 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận, Thành Phố Huế
  • Giá vé: 50.000 đồng

4.6  Văn Miếu Huế

Văn Miếu hay còn được gọi là Văn Thánh Miếu, Văn Thánh Huế, Khổng Tử Miếu,.. (gọi tắt là Văn Thánh) – đây là ngôi miếu được xây dựng để thờ đức Khổng Tử.

%Hahalolo tin tức%

Trong thời kỳ của các vua chúa nhà Nguyễn, Văn Miếu thờ Khổng Tử cũng được xây dựng ở Phú Xuân (tại làng Triều Sơn) nhưng không rõ thời điểm xây dựng. Đến năm 1770 (Canh Dần), dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ.

Địa chỉ: Đường Văn Thánh, Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

4.7  Làng hương Thuỷ Xuân

Làng nghề cổ truyền nổi tiếng này nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, là cung đường dẫn lên hai địa danh nổi tiếng khác của Huế là lăng Tự Đức và đồi Vọng Cảnh. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế chỉ 7 km về hướng Tây Nam nên khá thuận lợi và dể dàng để du khách di chuyển đến khi có cơ hội du lịch Huế.

%Hahalolo tin tức%

Làng hương Thủy Xuân Huế là làng hương lớn nhất xứ Huế, nổi tiếng với nghề làm hương trầm đã hàng trăm năm nay.

Địa chỉ: Đường Huyền Trân Công Chúa

4.8 Nhà thờ Phủ Cam

Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng, do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Tiến độ thi công ngôi nhà thờ nầy chậm và kéo dài (vì nhiều lý do), mãi đến ngày 01. 5. 1999, mới tiếp tục khởi công xây dựng hai tháp chuông. Và ngày 29. 6. 2000, sau gần 37 năm, nhà thờ chánh toà Phủ Cam mới được khánh thành, trở thành ngôi thánh đường rộng lớn vào bậc nhất tại thành phố Huế.

Nhà thờ có hai ngọn tháp chuông cao 43.5m (với 12 tầng mỗi tháp), chiều dài và chiều rộng của nhà thờ là 80m x 24m, phía trước sân nhà thờ có hai pho tượng thánh Phêrô và thánh Phaolô bằng xi-măng trắng do nghệ nhân Đinh Văn Lương (TP. Hồ Chí Minh) đúc. Tượng được di chuyển bằng đường thủy từ Sài Gòn ra cảng Đà Nẵng, và đưa bằng ôtô ra Huế. Tượng được đúc làm ba đoạn, sau đó, được đổ xi-măng vào ráp lại.

Địa chỉ: 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, Thành phố Huế

4.9 Đường Bích Hoạ Huế

Con đường bích hoạ này nằm trong đường kiệt gần cuối đường Huyền Trân Công Chúa dẫn lên di tích lăng vua Tự Đức – thắng cảnh đồi Vọng Cảnh và làng nghề làm hương nổi tiếng ở phía Tây TP Huế.

%Hahalolo tin tức%

Được biết, đây là bề mặt tường của Khu du lịch Làng Việt – một dự án đang bị bỏ hoang trước đây vốn cũ kỹ.

Địa chỉ: Đường Huyền Trân Công Chúa

4.10 Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

%Hahalolo tin tức%

Địa chỉ: Hương Hồ, Huế

4.11 Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba là một ngôi chợ nổi tiếng ở Huế, nếu bạn đến Huế mà không vào đây mua vài thứ đồ về làm quà hay đi thăm thú thưởng thức món ngon địa phương ở khu chợ này thì thật là phí phạm.

Địa chỉ: 2 Trần Hưng Đạo, Phú Hoà, Thành phố Huế

4.12 Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.

%Hahalolo tin tức%

Địa chỉ: Thuỷ Xuân, Thành phố Huế

4.13 Lăng hoàng đế Gia Long

Lăng Gia Long hay Thiên Thọ Lăng (天授陵), là lăng mộ của Gia Long hoàng đế (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà.

Địa chỉ: Hương Thọ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

4.14 Đồi Vọng Cảnh

Ngọn đồi này từng là nơi được các vị cua triều Nguyễn chọn làm địa điểm dừng chân để nghỉ ngơi và vãn cảnh. Bao quanh là hệ thống các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn như Thiệu Trị, lăng Tự Đức,… Tuy chỉ cao 43 m, nhưng đứng tại đồi sẽ ngắm được toàn cảnh thơ mộng của thành phố Huế thơ mộng, với núi non, sông nước rất đẹp.

%Hahalolo tin tức%

Địa chỉ: 112 Huyền Trân Công Chúa, Thuỷ Biều, Thành Phố Huế

4.15 Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó có liên quan đến giai thoại về vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.

Địa chỉ: Làng Hải Cát, Hương Trà, Thành phố Huế

4.16 Lăng vua Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng(昌陵) là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. Đây là một di tích trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993.

%Hahalolo tin tức%

Địa chỉ: Thuỷ Bằng, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế

4.17 Cầu Tràng Tiền

Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m và được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế thuộc Việt Nam.

4.18 Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ (tiếng Hán: 延壽宮) là một hệ thống kiến trúc cung điện trong Hoàng thành Huế, nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Nằm ở phía tây Tử Cấm Thành, phía bắc điện Phụng Tiên và phía nam cung Trường Sanh, cung Diên Thọ được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.

%Hahalolo tin tức%

Địa chỉ: 75 Lê Huân, Phú Hậu, thành phố Huế

4.19 Nhà vườn An Hiên

Tọa lạc tại vị trí đắc địa, nằm quay mặt về phía dòng sông Hương thơ mộng, nhà vườn An Hiên được xem là khu nhà vườn đẹp nhất đến nay ở cố đô Huế. Bên cạnh những kiến trúc thành quách, cung đình, lăng tẩm… nhà vườn An Hiên vẫn giữ cho mình những nét đẹp riêng, vừa mang nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, An Hiên vẫn gần như còn nguyên vẹn cả về cảnh quan và kiến trúc.

Địa chỉ: 58 Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, Thành phố Huế

%Hahalolo tin tức%

4.20. Phố cổ Bao Vinh

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 3 km, có một khu phố mà du khách sẽ không thể ngờ rằng hơn hai trăm năm trước đây đã từng là khu thương cảng sầm uất “trên bến dưới thuyền” của xứ Đàng Trong. Đi dọc con sông đào Đông Ba từ đường Huỳnh Thúc Kháng đến hết Đào Duy Anh nối dài, bạn sẽ đến Bao Vinh, một con phố “chưa rõ hình hài” bởi thấp thoáng những nét cổ kính pha lẫn hiện đại trong những ngôi nhà hai bên đường. Nhưng đó lại là một điểm du lịch Huế đáng dừng chân khám phá để cảm nhận chút hồn quê phảng phất trong lòng phố. Nơi đây còn quay MV Chúng ta của hiện tại.

Địa chỉ: Hương Vinh, Hương Trà, Thành phố Huế

4.21 Chùa Thiền Lâm

Chùa Thiền Lâm còn gọi là chùa Phật đứng – Phật nằm, thuộc hệ phái Nam Tông do ngài Hộ Nhẫn lập ra. Chùa được xây dựng vào năm 1966 và đại trùng tu năm 2014.

%Hahalolo tin tức%

Địa chỉ: Đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế

4.22 Chùa Huyền Không

Tiền thân của chùa Huyền Không ở Huế là một chùa nhỏ dựng lên bằng tre nứa vào năm 1973 ở phía Bắc đèo Hải Vân, huyện Phú Lộc. Sau đó vào năm 1978, chùa được sư Giới Đức cho chuyển về vị trí hiện tại, cửa chùa hướng về phía Đông Nam. Đến năm 1993, Chánh Điện chùa được xây dựng lại quy mô hơn, hoàn thành vào 2 năm sau đó.

Địa chỉ: Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Huế

4.23 Cây cô đơn Mắt Biếc

Mùa này mới bão, lá bị quật hết nên không chụp được gì, cuối năm nếu du lịch Huế thì mọi người chạy ra chụp là ổn.

Địa chỉ: Làng Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

5. Du lịch Huế ăn gì?

  • Bún bò bà Tuyết : Mọi người tới rất đông, luôn trong tình trạng đợi rất lâu, cá nhân mình không ăn được cay, nên thấy cũng ổn thôi, không quá xuất sắc.
  • Bánh ép Huế: Ngon tuyệt vời, giá lại hạt dẻ, mỗi tội hơi xa trung tâm, nhưng mà từ trung tâm chạy ra thì ăn cũng đáng đồng tiền bát gạo.
  • Cafe Chất: Ở đây có bán cơm alo alo, thơm ngon toẹt vờiiiii, giá chỉ từ 35 xèn một mẹt to chà bá 3 người ăn.
  • Ốc Triều Thuỷ: Ngon nhưng cay, mình không ăn được cay, vẫn cố 1 bát.
  • Kimchi Dì Ni: Đồ Hàn, ăn ngon, chè ngon.
  • Đông Sương Sầu : Thiên đường chè, giá bình dân, cũng ngon.
  • Bánh canh cua rời Hương: Giá bình dân, nhiều topping, ăn tốt ổn áp
  • Hàng Me Mẹ: Thiên đường bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc
  • Cơm hến Hoa Đông: Giá rất rất rẻ, rẻ không ngờ, 1 bát hơi nhỏ, lót dạ vẫn ổn.

>>> Xem thêm: Review Huế 3N2Đ – Mùa mưa nơi cố Đô

Sau khi tham khảo bài viết này, hãy sắp xếp để có một chuyến đi du lịch Huế trong năm nay nhé, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất đấy!

Xem thêm bài trải nghiệm và chia sẻ những chuyến đi trên Hahalolo – Mạng xã hội du lịch TẠI ĐÂY.

Theo Hạnh Hạnh