Okphansa – Lễ hội đặc sắc văn hóa của Lào được tổ chức sau dịch COVID-19

Sau khi được Chính phủ Lào cho phép do tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, Bun Okphansa, còn gọi là lễ hội mãn mùa chay vào cuối tháng 9, một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lào, đã được tổ chức trên khắp cả nước vào ngày 2/10.

LỄ HỘI OKPHANSA CỦA DÂN TỘC LÀO

Lễ hội Okphansa diễn ra nhằm đánh dấu sự kết thúc 3 tháng kiêng khem đối với cả giới tăng lữ và người dân, mở màn cho hàng loạt các lễ hội lớn sẽ được tổ chức trong suốt vài tháng tới.

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, mặc dù lo ngại về dịch bệnh COVID-19, nhưng từ sáng sớm, hàng chục nghìn người dân thủ đô Vientiane trong những bộ quần áo truyền thống rực rỡ đã đến các chùa gần nhà để thực hiện nghi thức Tatbath (Cúng dường) dâng lễ cho các nhà sư và những người đã khuất.

Không chỉ thu hút sự tham gia của người Lào, nhiều người nước ngoài đang sinh sống ở thủ đô Vientiane cũng rất thích thú khi được tham gia các nghi thức trong Bun Okphansa.

%Hahalolo tin tức%
Thiếu nữ Lào trong trang phục truyền thống đang xếp hàng chờ tới lượt vào thực hiện nghi thức Xaybath (Cúng dường) ở chùa Sisaketh, một ngôi chùa lớn ở thủ đô Viêng Chăn
%Hahalolo tin tức%
MỘT GIA ĐÌNH ĐẦY ĐỦ CÁC THẾ HỆ ĐANG CÙNG NHAU ĐẾN CHÙA ĐỂ THAM DỰ BOUN OKPHANSA TẠI THỦ ĐÔ VIENTIANE

Bắt đầu từ ngày rằm tháng 8 gọi là Khậu phăn xả (Vào mùa chay) và kết thúc bằng lễ hội Okphansa nghĩa là mãn chay. Trong ba tháng mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy, còn người thường ai nấy đều không cất nhà, không cưới hỏi và có thể tạm thời bỏ rượu, bỏ hút thuốc…

Ba tháng của mùa chay cũng trùng với ba tháng mùa mưa tại Lào, các tăng ni phật tử phải ở trong chùa học giáo lý, học những điều tốt, hướng thiện, những người nào chưa làm những điều tốt đẹp phải nghe giảng đạo lý và cố gắng thay đổi mình, để cho tâm hồn được thanh thản, hạnh phúc.

Sau ngày Okphansa, các tăng ni có thể ra khỏi chùa để dạy giáo lý ở chỗ khác, chùa khác hoặc đi cúng bái ở bất cứ đâu mà không bị giới hạn, còn phật tử có thể dựng vợ gả, chồng, xây nhà và lập cơ sở kinh doanh tùy ý.

Trước Lễ Okphansa một vài ngày bà con phật tử đã chuẩn bị các đồ lễ như: gói bánh, chuẩn bị hương, hoa, nến, đèn, bánh kẹo, cơm , xôi, hoa quả…. để dâng lễ phật vào ngày hôm sau, tiếng Lào gọi là tắc bạt và sau nghi lễ chính thức ở tất cả các chùa chiền, bắt đầu từ đêm 15/11 Lễ hội Phăn xả sẽ kết thúc.

Bà Ót ở bản Thạt Luông nam, 80 tuổi, cho biết, năm nào bà cũng tới đây vào ngày này, bà chuẩn bị các đồ lễ rất chu đáo để dâng lễ, cầu mong cho mình có sức khỏe, gia đình con cháu luôn hạnh phúc và  mong  muốn con cháu được học những điều tốt đẹp của giáo lý nhà Phật và để hiểu biết về văn hoá Lào.

“Hôm nay tôi đến đây để dâng lễ Phật, mang những đồ ăn ngon lành đến để cúng phật, đồ không ngon sẽ không dâng, để những người đã khuất cũng  được thưởng thức những đồ ngon. Dâng Lễ cúng để làm cho kiếp này kiếp sau của chúng ta có cuộc sống giàu có hơn hạnh phúc hơn, và những người thân đã khuất của chúng ta yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng sẽ phù hộ cho con cháu” – bà Ót cho biết.

Trong Bun Okphansa, từ sáng đến tối sẽ diễn ra hàng loạt các nghi thức tôn giáo đánh dấu sự kết thúc của 3 tháng mùa chay như nghi lễ Tatbath. Nghi lễ Okphansa chính thức vào buổi chiều, đây là lúc để các sư thầy và phật tử tập trung ở chùa để tổng kết lại nhưng điều đã làm trong 3 tháng lễ.

Vào buổi tối sẽ là lễ Viêng Thiềng, tức là lễ rước nến đi quanh chùa đủ 3 vòng. Nghi lễ cuối cùng trong ngày sẽ diễn ra vào lúc tối muộn đến trước 12 giờ đêm, là nghi lễ Lay Heurphay, hay còn gọi là Thả thuyền lửa xuống sông Me Kong.

Đây là hình thức để người Lào, đặc biệt là những người trẻ tuổi gửi những điều ước về một cuộc sống tốt lành trong tương lai và cũng là nghi lễ cuối cùng của lễ Okphansa, đánh dấu thời điểm kết thúc 3 tháng nghiên cứu kinh Phật của các nhà sư ở trong chùa.

Trường tồn qua hàng năm cùng với sự phát triển của đạo Phật, lợi ích từ 3 tháng tu tập kiêng khem, học giáo lý Phật để hướng thiện, làm những điều tốt đẹp… chính là sức hút giúp người dân Lào duy trì phong tục này ngàn đời và tiếp tục truyền lại thế hệ tương lai khao khát thực hiện làm theo.

Hahalolo Tổng hợp