Thu phí du khách đến cao nguyên đá Đồng Văn có hợp lý?

Có nhiều vấn đề khiến cho cao nguyên đá Đồng Văn, chưa được đầu tư phát triền mạnh dạn những tour du lịch độc đáo, có giá trị quốc tế. Trong đó, thiếu kinh phí là một vấn đề nan giải

đá Đồng Văn
cao nguyên đá đồng văn

Là du khách, nhưng tôi không mong muốn chi tiêu rẻ như hiện nay khi đến du lịch tạo cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang, vùng Đông Bắc). “Sự hùng vĩ, độc đáo của cao nguyên đá xứng đáng để mình tự hỏi phải trả bao nhiêu tiền để được bước vào không gian đó. Không biết bao nhiêu là đủ, nhưng nên có một khoản thu phù hợp với thực tế bảo tồn cảnh quan, không gian du lịch cao nguyên đá nhằm phát triển bền vững.” Anh Trần Nhật Quang – du khách đến từ Đà Lạt cho ý kiến.

Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào tháng 10/2010. Vào thời điểm đó, đây là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ 2 ở Đông Nam Á.

Hiện khu vực cao nguyên đá là nơi cư ngụ của 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số của Việt Nam, trong đó ngoài người Mông, Dao, Tày, Nùng còn có các dân tộc như La Chí, Pu Péo, Pà Thẻn, Lô Lô duy nhất sinh sống tại đây.

đá Đồng Văn
ẢNH: TTXVN

Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chưa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ trái đất và cùng là nơi có nhiều di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đã được công nhận, như di tích kiến trúc nhà Vương, cột cờ Lũng Cú,…

Đặc biệt và giá trị là thế, nhưng tôi cao nguyên đá được khai thác du lịch chưa xứng tầm. Nhiều lý do – trong đó có thiếu kinh phí – khiến cao nguyên đá Đồng Văn chưa được mạnh dạn đầu tư những tour du lịch độc đáo có giá trị quốc tế. 

Thu phí du khách đến cao nguyên đá Đồng Văn có hợp lý? Đây không phải là điều gì mới, nhưng Hà Giang chưa áp dụng, và chưa có giải pháp. Các địa phương Quảng Nam, Quảng Ninh đã dùng nguồn kinh phí thu về từ các di sản này để quảng bá du lịch quốc tế, đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch địa phương, hỗ trợ để người dân trong khu vực phát triển dịch vụ, bảo tồn và tôn tạo cảnh quan di sản. 

Ở góc độ này, chúng ta thấy không thu phí tham quan di sản là đối xử chưa đúng cách với di sản và lãng phí tài nguyên du lịch.

>>>Đọc thêm: Indonesia muốn ASEAN đạt thỏa thuận về bong bóng du lịch an toàn vào quý 1-2021

Việc thu phí tính thẳng vào giá dịch vụ lưu trú cũng là một cách. Với nguồn kinh phí này, Hà Giang đầu tư toàn bộ để phát triển toàn diện khu vực công viên đá, bảo tồn cảnh quan, quảng bá du lịch và xây dựng thêm tour du lịch có sức hấp dẫn… Từ đó, kích thích phát triển kinh tế du lịch.

Hahalolo Tổng hợp