Tương lai ngành du lịch ra sao dưới thời Joe Biden?

Đứng trước sự tàn phá của Covid-19 trong ngành du lịch, câu hỏi được nhiều người trong lĩnh vực này đặt ra là: Tương lai ngành du lịch ra sao nếu Joe Biden lên làm tổng thống? Để biết được câu trả lời chính xác, các chuyên gia đã đưa ra các con số.

Joe Biden thích đi lại bằng tàu hỏa
Ảnh: Roberto Schmidt/AFP

Trong một báo cáo gần đây nhất, Forbes cho biết theo Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới, ngành du lịch toàn cầu mất 174 triệu việc làm trong năm 2020 nếu các hạn chế về du lịch và kiểm dịch vẫn tiếp tục. Tại Mỹ, Hiệp hội Du lịch cho thấy lĩnh vực Giải trí và Khách sạn chiếm 11% việc làm trước đại dịch. 39% trong số đó đã mất việc.

Theo Forbes, có nhiều điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo Trump và Biden khi nói đến ngành du lịch. Cả hai đều muốn gia hạn gói kích thích theo Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES) để cung cấp cho các hãng bay một gói cứu trợ trong chương trình bảo vệ tiền lương, sau khi hàng chục nghìn người bị sa thải.

Trump đã cấm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc khi lần đầu tiên nhận thấy Covid-19 đang gây ảnh hưởng cho nước Mỹ. Sau đó, ông đưa ra các hạn chế đối với châu Âu. Biden ủng hộ các lệnh cấm và hạn chế bay nếu Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) yêu cầu.

Biden thường xuyên di chuyển bằng đường sắt trong nhiều thập kỷ. Nỗ lực của ông là làm cho nước Mỹ trở nên “xanh” hơn có thể tác động đến ngành hàng không. Dù vậy, đường bộ, sắt và hàng không vẫn nằm trong kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng của Biden.

Tổng thống đắc cử không tập trung vào giao thông vận tải trong chiến dịch tranh cử của mình vì nước Mỹ đang ở giữa đại dịch, cần hướng đến những thứ lớn hơn. Nhưng với sự suy tàn của ngành công nghiệp du lịch vì Covid-19, phản ứng của tổng tống đắc cử có thể xác định liệu ngành công nghiệp này hồi sinh hay bị phá hủy? Và điều đó, vượt xa những kỳ nghỉ.

Kế hoạch “năng lượng sạch” của ông cũng nhắc đến các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, Biden không đưa ra lịch trình cụ thể, hoặc dự đoán chi phí đầu tư rõ ràng trong kế hoạch của mình. Hơn nữa, trong nhiều năm, ngành hàng không vẫn luôn trăn trở về vấn đề nâng cấp sân bay, cải thiện cơ sở hạ tầng.

Tori Emerson Barnes, phó chủ tịch điều hành về các vấn đề công và chính sách của Hiệp hội Lữ hành Mỹ cho biết chính quyền của Biden sẽ quan tâm đến việc hàn gắn các mối quan hệ quốc tế trong quyết định mở cửa biên giới với các nước. Tuy nhiên, quyết định này vẫn phụ thuộc vào lời khuyên từ giới chuyên gia dịch tễ.

Barnes cũng tin rằng các vấn đề về thị thực của khách du lịch muốn tới Mỹ sẽ dễ dàng hơn dưới thời Biden. Kế hoạch của Biden trong chiến dịch tranh cử cũng nhắc đến việc “khiến các sân bay của nước Mỹ trở thành tốt nhất trên thế giới” bằng việc tăng gấp đôi quỹ cho chương trình Cải thiện sân bay của Cục Hàng không (FAA).

%Hahalolo tin tức%
Ảnh: CNN

Sara Nelson, chủ tịch của Hiệp hội Tiếp viên Hàng không (CWA) cho biết mấu chốt là nhận được gói kích cầu. Theo Nelson, lao động ngành du lịch nhận gói cứu trợ này càng sớm càng tốt, không chỉ vì lý do kinh tế mà còn vì sức khỏe. Nelson cũng gọi đây là gói cứu trợ, thay vì gói kích thích kinh tế, vì họ đang trong tình trạng khẩn cấp. “Nếu chúng ta có những người đứng ra đấu tranh vì họ tin tưởng, quan tâm tới đất nước này, thì Quốc hội sẽ hành động”.

Khi được hỏi về tác động tâm lý mà cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ảnh hưởng đến du khách, liệu du khách có tới du lịch phụ thuộc vào việc ai là tổng thống hay không, Nelson tỏ ra lạc quan. Cô tin rằng mọi người vẫn sẵn sàng đi du lịch để gặp gỡ mọi người. Trong đại dịch, vì không thể đi du lịch nên mọi người đã gặp gỡ, khám phá thế giới qua các cuộc gặp trên mạng. Nhưng càng như thế, khao khát được lên đường ngoài đời thực của các du khách càng cao.

Xem thêm: Xuất hiện tour lặn biển tham quan xác tàu Titanic với giá 125.000 USD

Hahalolo Tổng hợp